Mục lục [Ẩn]
- 1. Bounce Rate là gì?
- 2. Nguyên nhân nào khiến Bounce Rate tăng cao?
- - Web tải chậm
- - Self-Sufficient Content
- - Không cân xứng trong việc góp phần vào các trang
- - Thẻ Meta Title/Meta Description sai lệch
- - Trang bị lỗi 404 hoặc lỗi kỹ thuật
- - Liên kết xấu từ một Website khác khiến Bounce Rate cao
- - Affiliate Landing Page hoặc Single Page Site
- - Nội dung chưa được tối ưu hoặc chất lượng thấp
- - UX xấu khiến chỉ số Bounce Rate cao
- 3. Bounce Rate được tính toán như thế nào?
- 4. Giải pháp giúp giảm tỷ lệ Bounce Rate
- 5. Lời kết
Chỉ số Bounce Rate trong Google Analytics là một trong những tiêu chí được đưa vào báo cáo phân tích sức khỏe Website cũng như chất lượng khách hàng ghé thăm Website. Nếu Bounce Rate càng cao thì Website đó càng bị đánh giá thấp và ngược lại. Vậy Bounce Rate là gì? Nguyên nhân khiến tỷ lệ này vọt cao như thế và giải pháp khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
1. Bounce Rate là gì?
Bounce Rate là thuật ngữ dùng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một trang web nào đó. Bounce Rate đại diện cho tỉ lệ khách truy cập vào trang web và rời khỏi ngay sau đó thay vì xem thêm các trang khác trong website ấy.
Chúng ta có định nghĩa chính xác về Bounce Rate đó là: Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm của số lần truy cập trang duy nhất, trong đó chỉ có một GIF request được gửi về cho Google Analytics. Bounce Rate chính vì vậy mà được xem như một thông số để xác định tính hiệu quả của Website.
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate được xem là một trong những chỉ số quan trọng trên Website vì các lý do sau đây:
- Dựa vào Bounce Rate bạn có thể biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào trang web. Bounce Rate tăng cao chứng tỏ nội dung trên Website của bạn không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, không hấp dẫn được họ ở lại lâu hơn
- Đi đôi với việc trải nghiệm người dùng bị giảm chính là chất lượng Website kém. Và Google không hề thích những trang Web này, nên rất khó để có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm
- Một điều quan trọng khác, khi khách hàng lần lượt rời khỏi trang ngay khi vào Website, sẽ rất khó để thuyết phục họ tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Cho nên, tối ưu tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất chính là cách để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi
>>> Xem thêm: Google analytic là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Google analytic 2021 dễ hiểu nhất
2. Nguyên nhân nào khiến Bounce Rate tăng cao?
- Web tải chậm
Google luôn muốn cung cấp trải nghiệm tốt nhất đến người dùng. Và Google nhận ra rằng tốc độ tải nhanh hay chậm của Website sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nếu Website của bạn chỉ cần tải chậm 1 giây, người truy cập sẽ lập tức cảm thấy chán và rời đi ngay lập tức
Để kiểm tra tốc độ nhanh hay chậm, bạn có thể xem xét ở một số công cụ SEO sau:
+ Google Pagespeed Insights
+ Pingdom
+ GTMetrix
Các công cụ này sẽ cung cấp cho bạn các đề xuất cụ thể cho Website của bạn, chẳng hạn như: nén ảnh, tận dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt
- Self-Sufficient Content
Để xác định bounce rate có đáng lo ngại hay không, bạn cần xem xét đến các thông số Time On Site và Average Session Duration. Nếu như người dùng bỏ ra vài phút trở lên để xem trang của bạn thì đó là tín hiệu tích cực gửi đến Google. Lúc đó, Google cho rằng, người dùng đang truy vấn tìm kiếm có liên quan cao đến trang web của bạn. Ngay lúc này, Google sẽ xếp hạng truy vấn tìm kiếm cao cho Website của bạn
Ngược lại, nếu người dùng dành ít thời gian để xem trên trang của bạn (có thể dạng CTA nhấn mạnh nhanh) thì bạn nên xem xét đến nội dung của bài Blog sao cho lôi cuốn người đọc sau đó điều hướng người dùng qua điền vào biểu mẫu
- Không cân xứng trong việc góp phần vào các trang
Khi trên Website của bạn, những trang góp phần vào Bounce Rate không cân xứng điển hình như các Landing Page có CTA duy nhất để bạn thỏa mãn ý định của người dùng và khiến chúng bị trả lại nhanh chóng sau khi thực hiện hành động. Nhưng ở các bài blog có nội dung dài hơn thì người dùng vào tìm kiếm lâu hơn nên có Bounce Rate thấp hơn
Bạn phải xác định rằng nguyên nhân thực sự đằng sau việc Bounce Rate cao có phải do những ý kiến trên hay không. Nếu thực sự là vậy thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu xem chắc chắn đâu là gốc rễ của vấn đề. Để làm được điều này, bạn hãy truy cập vào Google Analytics và thực hiện các bước sau:
Behaviour > Site Content > Landing Page và sắp xếp theo Bounce Rate
- Thẻ Meta Title/Meta Description sai lệch
Một điều nữa đó là bạn cần phải xem xét liệu thẻ Meta Title hay Meta Description đã mô tả tóm tắt chính xác nội dung bài viết hay không. Nếu không khi người dùng truy cập vào Website của bạn và cảm thấy nội dung không đúng với những gì mà trên thẻ Meta Title và Meta Description mô tả thì họ sẽ thoát trang ngay lập tức
Điều này có thể được khắc phục một cách đơn giản. Hãy xem lại nội dung trên trang web của bạn và điều chỉnh lại thẻ Meta Title và Meta Description phù hợp hơn. Đồng thời xem lại nội dung bài có cần viết lại, viết thêm nữa hay không để giải quyết các vấn đề truy vấn mà bạn muốn thu hút khách truy cập
Nguyên nhân nào khiến Bounce Rate tăng cao?
- Trang bị lỗi 404 hoặc lỗi kỹ thuật
Nếu Bounce rate của bạn rất cao và bạn cho rằng người dùng đang dành ít thời gian hơn ở lại website của bạn thì có khả năng trang bạn đang bị trống (lỗi 404) hoặc tải trang không đúng cách. Để kiểm tra, bạn hãy xem trang từ cấu hình trình duyệt và thiết bị phổ biến nhất của đối tượng (ví dụ như Safari trên PC, Smartphone, Chrome trên Smartphone…) để nhân rộng trải nghiệm của họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra tại Google Console trong Coverage để khám phá các vấn đề theo phân tích của Google
- Liên kết xấu từ một Website khác khiến Bounce Rate cao
Có thể bạn đã làm rất hoàn hảo để đạt được chỉ số Bounce rate thường hoặc thấp thông qua kết quả tìm kiếm Organic nhưng có thể chỉ số Bounce rate cao từ lưu lượng truy cập giới thiệu. Website giới thiệu có thể gửi khách truy cập không đủ điều kiện hoặc đi liên kết theo ngữ cảnh gây hiểu nhầm cho người dùng. Đôi khi đây là việc sao chép một cách cẩu thả. Vì vậy, bạn phải liên hệ ngay đến tác giả của bài viết để cập nhật lại
Nhưng nếu không may, website giới thiệu cố tình đang phá hoại bạn bằng chiến thuật SEO tiêu cực mà bạn đã yêu cầu đề xuất không được đáp ứng thì bạn có thể từ chối giới thiệu từ Google Console. Việc từ chối liên kết giới thiệu không làm giảm Bounce rate nhưng điều đó thông báo với Google rằng sẽ không xem xét các liên kết đó có liên quan đến website của bạn
- Affiliate Landing Page hoặc Single Page Site
Nếu trang web của bạn là Affiliate thì điểm của bạn có thể bị chia ra gây ra hiện tượng người dùng thoát khỏi trang sang một trang khác. Trong trường hợp này, bạn phải xử lý ngay nếu trang có Bounce rate cao. Một kịch bản tương tự nếu như trang của bạn là Single (chẳng hạn như trang đích của bạn là một website đầu tư đơn giản) thì bạn phải xử lý ngay khi có chỉ số Bounce rate lớn
- Nội dung chưa được tối ưu hoặc chất lượng thấp
Người dùng sẽ thoát ra sớm nếu như nội dung của bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ. Vì vậy, bạn hãy có cái nhìn trực quan hơn về nội dung bài viết. Bạn có thể nhờ nhận xét từ đồng nghiệp, bạn bè hoặc một vài người ngẫu nhiên để đưa ra sự khách quan và đúng đắn. Nội dung bài viết của bạn rất hay nhưng có thể nó chưa được tối ưu khi đọc trực tuyến. Các tiêu chí cần xem xét:
+ Bạn viết có dễ hiểu và đơn giản hay không? Có đủ để học sinh trung học hiểu bạn đang viết cái gì hay không?
+ Thẻ tiêu đề của bạn có bao quát hết nội dung hay không?
+ Hình ảnh của bạn đã thân thiện và tối ưu khi người dùng vào đọc hay chưa? Hãy nâng cao kỹ năng viết lách trên trực tuyến để tăng thời gian người dùng ở lại với bạn
- UX xấu khiến chỉ số Bounce Rate cao
Thật sự những gì đó cứ xuất hiện trước mắt người dùng trong website của bạn liên tục gây ra ác cảm đối với họ. Những nút quảng cáo, khảo sát, đăng ký email khiến người dùng cực kỳ khó chịu khi bạn sử dụng quá nhiều. Người dùng đang muốn khám phá thêm nhưng hộp tìm kiếm blog hoặc thanh menu khó kiếm cũng khiến họ thoát ra nhanh chóng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng thiết kế web của bạn thân thiện với người dùng
>>> Xem thêm: Landing Page là gì? Thiết kế Landing Page chuyên nghiệp nhất
3. Bounce Rate được tính toán như thế nào?
- Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của một trang Web
Bounce Rate của trang web= tổng lượng thoát (Bounce) trong một khoảng thời gian/ Tổng số lần truy cập (entrance) trong khoảng thời gian đó
Bounce Rate là số lượng truy cập trang chỉ duy nhất và một truy cập chỉ có duy nhất một Gif request được gửi về cho Google Analytics. Entrance là tổng số lần truy cập của người dùng vào trong trang của bạn
Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate
- Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của một Website
Bounce Rate trong SEO là chỉ số giúp cho bạn đo lường chất lượng traffic đến website hoặc landing page của bạn. Nếu như Bounce Rate quá cao chứng tỏ rằng trang đó không còn phù hợp với người dùng nữa. Đối với kinh doanh mà nói chứng tỏ rằng đó không phải là khách hàng tiềm năng của bạn
4. Giải pháp giúp giảm tỷ lệ Bounce Rate
Trong bài viết này Nhân Hòa sẽ hướng dẫn các bạn cách làm hiệu quả mà Nhân Hòa đã áp dụng
- Nguyên tắc 1
Bạn là một người thích viết và mong muốn website có những nội dung độc đáo. Tuy nhiên nếu nội dung trên website đều là những bài kiến thức mới, quan điểm mới, sẽ không thể thu hút lượng truy cập từ những người tìm kiếm Google, vì họ chưa biết đến những điều này
Do đó, phần blog nên có khoảng 70-80% bài viết có khả năng search được, và 20-30% còn lại là dành cho những nội dung mới lạ. Sau khi bạn điều chỉnh lại hướng phát triển nội dung, bạn sẽ thấy lượng truy cập website tăng lên
- Nguyên tắc 2
Khi khách hàng đọc được thông tin cần tìm sẽ thoát khỏi website, nhưng làm sao níu chân họ lại được? Bạn sẽ giữ khách truy cập ở lại bằng những bài viết có nội dung mới lạ, hãy đặt link những bài viết này trong các nội dung hữu ích mà người dùng có thể tìm kiếm được.
Lưu ý: Đặt tiêu đề bài viết thật thu hút để gây sự chú ý cho người đọc
Giải pháp giúp giảm tỷ lệ Bounce Rate
- Nguyên tắc 3
Đây là nguyên tắc thường bị bỏ qua, Nhân Hòa sẽ mô tả đơn giản như thế này:
Khách hàng search một từ khóa trên Google. Kết quả hiện ra và họ bấm vào một bài để xem. Nếu họ đọc nội dung bài đó thấy dở (cộng thêm giao diện website không đẹp), sẽ ít có niềm tin rằng những bài khác trên website này sẽ hay để xem tiếp. Họ liền thoát khỏi trang đó và quay lại Google để bấm vào xem những kết quả kế tiếp
Bản thân nội dung được search phải đủ hay, để rồi sau đó khi bạn liệt kê những bài viết khác, người đọc sẽ tự tin xem tiếp nội dung. Do đó, để giảm Bounce Rate, chúng ta nên tập trung nhiều vào chất lượng bài viết hơn, thay vì phát triển số lượng một cách tràn lan
- Nguyên tắc 4
Nội dung hay nhưng trình bày xấu sẽ kéo chất lượng của cả một bài viết đi xuống. Một số quy tắc trình bày bạn nên lưu ý là
+ Bài viết nên kèm theo ít nhất 3 hình minh hoạ với số lượng khoảng 1000 từ. Hình ảnh giúp nội dung sinh động, người xem có cảm tình với bài viết hơn
+ Hình ảnh nặng góp phần khiến trang web load chậm. Kích thước hình nên khoảng 500px đến 700px, nặng tối đa khoảng 100KB
+ Phân cách các đoạn nội dung, tránh viết dính chùm
>>> Xem thêm:Google AdWords là gì? [TẠI SAO] doanh nghiệp nào cũng chạy quảng cáo Google Adwords
5. Lời kết
Để đánh giá đúng Bounce Rate, doanh nghiệp cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh và hiểu rõ được Bounce Rate là gì. Hãy xem thời gian mọi người dành cho trang web của bạn, họ đến từ đâu và họ đang sử dụng thiết bị nào - và nếu nội dung và trải nghiệm của bạn được liên kết với tất cả các yếu tố đó. Bạn có thể khám phá cách khắc phục vấn đề tỷ lệ thoát.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com