Mục lục [Ẩn]
Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu tốt và nổi bật sẽ tạo ấn tượng tốt làm cho khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Vậy quy trình thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu đạt yêu cầu là gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của Nhân Hòa nhé.
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu tiếng Anh là POSM (Point of Sales Material) là tập hợp của những yếu tố hữu hình của thương hiệu bao gồm tên gọi, logo, màu sắc, yếu tố đồ họa, Marketing,... Các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự phân biệt rõ ràng giữa thương hiệu này với thương hiệu khác trong tâm trí của khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
2. Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu đóng một vai trò quan trọng trong cách mà những người bên trong và bên ngoài tổ chức nhận định về nó.
Bộ nhận diện thương hiệu cung cấp cho tổ chức khả năng hiển thị và khả năng nhận biết. Đối với cả tổ chức và phi lợi nhuận, điều quan trọng là mọi người biết đến sự tồn tại của nó, ghi nhớ tên và hoạt động kinh doanh cốt lõi của đơn vị đúng thời điểm.
Bộ nhận diện thương hiệu tượng trưng cho tổ chức, qua đó đóng góp vào hình ảnh và danh tiếng của nó. Van Den Bosch, De Jong và Elving (2005) đã khám phá ra mối tương quan giữa bản sắc doanh nghiệp và danh tiếng của công ty. Họ kết luận rằng bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò hỗ trợ cho danh tiếng của một tổ chức.
Ý nghĩa của bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thể hiện cấu trúc của một tổ chức cũng như các mối quan hệ giữa các đơn vị/bộ phận.
Cuối cùng, bộ nhận diện thương hiệu liên quan đến cách mà nhân viên trong công ty nhìn nhận về doanh nghiệp hoặc các bộ phận cụ thể mà họ làm việc (tùy thuộc vào chiến lược trực quan của công ty về mặt này).
>>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu là gì? Chiến lược xây dựng thương hiệu thành công
3. Quy chuẩn của một bộ nhận diện thương hiệu
Quy chuẩn nhận diện thương hiệu là tài liệu hướng dẫn áp dụng các chỉ dẫn thương hiệu cho các nhà quản lý, nhân viên thực thi triển khai các ấn phẩm thiết kế, truyền thông, tài liệu doanh nghiệp,… Bộ quy chuẩn này là một bộ quy tắc áp dụng để đảm bảo tất cả các sản phẩm truyền thông thương hiệu dưới dạng hình ảnh có tính chất đồng bộ, hệ thống.
Với bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể dễ dàng hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc áp dụng bộ nhận diện thương hiệu vào thực tế.
Quy chuẩn của một bộ nhận diện thương hiệu
Bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu gồm những nội dung chính như sau:
- Ai sử dụng bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu?
- Tại sao cần sử dụng bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu?
- Nội dung của bộ quy chuẩn nhận diện thương hiệu gồm những gì?
- Mối tương quan giữa truyền thông và nhận diện thương hiệu
Khi công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ vượt bậc, vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng trong kinh doanh cũng tăng theo. Các phương tiện truyền thông có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành bản sắc công ty bằng cách củng cố hình ảnh và danh tiếng của công ty.
Mạng lưới truyền hình toàn cầu và sự gia tăng của tin tức kinh doanh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng và gìn giữ bản sắc cho mỗi đơn vị.
Nhiều công ty đã chủ động chọn cách thu hút sự chú ý của truyền thông và sử dụng nó như một công cụ để xây củng cố danh tiếng cho mình.
>>> Xem thêm: [Hướng Dẫn] Bảo mật tên miền an toàn đúng cách hiệu quả nhất
4. Các thành phần của một bộ nhận diện thương hiệu
a) Tên thương hiệu
Thiết kế logo hay một tấm namecard có thể tạo ra những hiệu ứng tức thời lên người xem, nhưng tên thương hiệu mới là điều được lưu giữ và nằm lại trong trí nhớ của phần lớn người tiêu dùng. Không phải thương hiệu nào cũng làm được giống như Apple, khi ông lớn công nghệ Hoa Kỳ có thể làm truyền thông với cả tên thương hiệu (Apple) lẫn biểu tượng của mình (logo táo khuyết)
Nhìn sang chính đối thủ truyền kiếp của Apple là Samsung, ông trùm kinh tế Đại Hàn ứng dụng chính tên thương hiệu của họ vào trong thiết kế logo, thiết kế với wordmarks Samsung đến giờ vẫn là biểu tượng hằn sâu trong tâm trí của hàng triệu khách hàng toàn cầu
Hay như thương hiệu F&B hiện đang có hơn 20.000 cửa hàng trên khắp thế giới là Starbucks, câu chuyện về đặt tên thương hiệu của họ là một tấm gương mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể học hỏi theo
Thuở sơ khai thương hiệu này được đặt tên là The Cargo House và sau đó là Pequod, lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học cổ điển Moby Dick
Sau đó người đảm nhiệm trọng trách xây dựng thương hiệu của hãng phát hiện ra rằng, một địa danh có tên Thị trấn Starbos đã liên tục được nhắc đến và tạo sự chú ý cho độc giả của quyển sách
Từ đó cái tên Starbucks được ra đời, bằng nguồn cảm hứng của biển cả và mô hình vận chuyển đường thuỷ của dân buôn cà phê thời bấy giờ
b) Thiết kế Logo
Logo không đơn thuần chỉ là một hình ảnh đại diện, mà nó cùng với tên thương hiệu sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc hình thành nên bộ nhận diện thương hiệu. Nếu như doanh nghiệp cần đặt tên cho thương hiệu sao cho thật ấn tượng và dễ nhớ, thì thiết kế của logo cũng cần phải độc đáo và ngay lập tức hằn sâu trong tâm trí khách hàng
Mọi khách hàng tiềm năng đều có mong muốn được biết thương hiệu đang làm gì, thương hiệu làm điều đó tốt như thế nào và điều đó có mang đến giá trị gì cho họ hay không. Đó là nhiệm vụ của đội ngũ xây dựng hình ảnh thương hiệu và đồng thời là vai trò của một bản thiết kế logo
Logo chuyên nghiệp tạo điều kiện để người chưa từng tiếp xúc hay trải nghiệm thương hiệu có thể tin rằng những gì mà thương hiệu đang làm là đúng đắn và hiệu quả
Hãy lấy thiết kế logo của Nike làm ví dụ. Biểu tượng swoosh không chỉ là một đường vẽ phá cách, mà còn là phương tiện để Nike kể ra một câu chuyện hay làm biểu tượng cho tầm nhìn và sứ mệnh của họ
Với mong muốn hướng đến một thế giới và môi trường sống tốt đẹp hơn thông qua thói quen chạy bộ, biểu tượng swoosh không chỉ làm rất tốt vai trò của một logo thương hiệu thời trang, mà còn đảm bảo được tính thể thao để trở thành một đại diện hoàn hảo cho tầm nhìn thương hiệu
c) Tagline và Slogan
Tagline và Slogan đều là những câu nói vắn tắt nhằm thể hiện vai trò, uy tín hoặc sức mạnh của thương hiệu hay sản phẩm mà thương hiệu đó đang cung cấp. Tuy nhiên trong khi tagline thường gắn bó lâu dài với quá trình phát triển của một thương hiệu, gây ấn tượng tốt lên đại bộ phận khách hàng trong một thời gian dài thì “tuổi thọ” của một slogan lại ngắn hơn rất nhiều
Sinh ra để phục vụ cho một chiến dịch quảng bá hoặc thúc đẩy doanh số của một dòng sản phẩm mới, slogan thường chỉ tồn tại ngắn hạn và ngay lập tức thể hiện vai trò cũng như giá trị mà dòng sản phẩm đó mang lại
Mặc dù đôi lúc Tagline và Slogan có thể đổi chỗ hoặc thay nhau ứng dụng, nhưng không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của cả hai trong mọi chiến dịch truyền thông thương hiệu
Như đã biết thương hiệu Nike đã có nhiều năm gắn bó với câu tagline “Just Do It”, nhưng mới đây khi cộng đồng người Mỹ gốc Phi dậy sóng sau trường hợp một người da màu bị cảnh sát ghì cổ dã man đến chết, Nike đã nhanh chóng xây dựng một chiến dịch phản đối nạn phân biệt chủng tộc với slogan “Don’t Do It” – một cách chơi chữ đối lập với câu tagline quen thuộc của hãng
“Đừng giả vờ rằng nước Mỹ vẫn ổn, đừng làm ngơ nữa trước nạn phân biệt chủng tộc, đừng thờ ơ trước hành vi tước đoạt sinh mạng người vô tội, đừng nghĩ rằng điều này chẳng bao giờ ảnh hưởng đến bạn, và đừng cho rằng bản thân bạn không thể trở thành một phần của chiến dịch thay đổi mọi thứ.”
Thương hiệu Nike đã đưa ra một loạt tuyên ngôn dựa trên slogan của họ, để thêm lần nữa chứng minh rằng Nike luôn phản đối những bất công ở trong xã hội dưới mọi hình thức
d) Đường nét và màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Hành vi mua hàng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nhưng cũng không chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu doanh nghiệp có được lựa chọn chuẩn xác, trong quá trình định hình đường nét đồ hoạ và màu sắc chủ đạo khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Một khách hàng hoàn toàn xa lạ chưa từng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng không được tư vấn truyền miệng bởi khách hàng đi trước thì lấy cơ sở nào để hướng họ đến hành vi mua hàng
Câu trả lời nằm chính ở sự khéo léo, khoa học trong cách lựa chọn đường nét và màu sắc trong thiết kế - dẫn đến chinh phục tâm lý người xem và hướng họ đến hành vi chọn mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ
Một sản phẩm thiết kế có đường nét bo tròn mềm mại sẽ tạo ra ấn tượng hoàn toàn khác, so với một sản phẩm sở hữu những đường nét ngay thẳng và góc cạnh. Hoặc khi bạn chọn phát triển nhận diện thương hiệu dựa trên sự sang trọng, tinh tế và hướng đến nhóm khách hàng có cùng sở thích tương tự, thì những màu sắc thuộc nhóm màu nóng như đỏ tươi hay vàng chanh nên ngay lập tức bị loại bỏ
Nếu như bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở để khách hàng đánh giá vai trò và năng lực của thương hiệu, thì đường nét và màu sắc thiết kế là minh chứng rõ nét nhất cho thấy mức độ thấu hiểu khách hàng tiềm năng của đội ngũ xây dựng thương hiệu
Các thành phần của một bộ nhận diện thương hiệu
e) Bộ nhận diện thương hiệu online
Không cần phải đợi đến khi dịch Covid-19 hoành hành trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử đã sớm cho thấy được giá trị mà nó mang đến cho từng mô hình kinh doanh lớn nhỏ khác nhau, ngay từ những buổi đầu hình thành và phát triển
Chẳng qua là sau nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh, con người ngày càng chuyển sang xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn, ưu tiên các giải pháp mua hàng và thanh toán “không chạm” thường xuyên hơn
Nếu như doanh nghiệp và thương hiệu nào đang sẵn sàng cho một quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu online, thì giờ là thời điểm hoàn toàn phù hợp để nghiêm túc triển khai ý tưởng này.
Không chỉ dừng lại ở giao diện website hay trang Fanpage, mà bộ nhận diện thương hiệu online còn phải đảm bảo được tính đồng bộ đến từng hạng mục nhỏ nhất - như ảnh bìa website, ảnh đại diện fanpage hay font chữ đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu offline
Sự đồng nhất trong thiết kế giữa bộ nhận diện thương hiệu offline và online còn cho thấy sự chuyên nghiệp, chỉn chu của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng hình ảnh. Đó cũng là nền tảng để xây dựng lòng tin nơi người tiêu dùng, kích thích hành vi mua hàng và tạo nên lòng trung thành thương hiệu bền vững trong tương lai
f) Bộ nhận diện thương hiệu môi trường
Chúng ta đã có bộ nhận diện thương hiệu online, bộ nhận diện thương hiệu offline, vậy bộ nhận diện thương hiệu môi trường có phải là tên gọi khác của bộ nhận diện offline không. Câu trả lời chắc chắn là không, bởi vì bộ nhận diện offline được xem như nền tảng của nhận diện thương hiệu với nhiều thành tố như logo, biến thể logo, font chữ, màu sắc chủ đạo,…Trong khi bộ nhận diện thương hiệu môi trường sẽ được hiểu theo một cách khác
Bộ nhận diện thương hiệu môi trường là tập hợp các phương thức nhận diện thương hiệu ở ngoài phạm vi doanh nghiệp, khi khách hàng có thể nhìn thấy hình ảnh thương hiệu ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào dù khi đó họ không hoàn toàn chủ ý tìm kiếm thông tin về thương hiệu
Có thể kể đến một số hạng mục nhận diện thương hiệu môi trường quan trọng như pano quảng cáo, banner treo tại nơi công cộng, hệ thống biển biểu hướng dẫn, thiết kế thùng xe công ty hoặc phương tiện vận chuyển hàng hoá,…
Nhận diện thương hiệu môi trường có nhiều tác động tích cực đến quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, nhưng chung quy lại sẽ có ba giá trị thực tiễn nhất như sau: mở rộng thương hiệu và phạm vi nhận diện để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới, duy trì nhận thức thương hiệu đối với khách hàng mới hoặc khách hàng tiềm năng, nâng cao tần suất hiện diện của sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu đang cung cấp trên thị trường
g) Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng
Mọi người đều biết rằng bộ nhận diện thương hiệu chính là cách hiệu quả nhất để thương hiệu tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, nhưng liệu một bộ nhận diện thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt đối tác, hay xa hơn là tự xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho chính đội ngũ của mình hay không. Câu trả lời nằm ở vai trò của một bộ nhận diện ứng dụng văn phòng
Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng bắt đầu từ những hạng mục cơ bản nhất bao gồm namecard, phong bì thư, chữ ký email, bìa tài liệu, hoá đơn doanh nghiệp hay template file PPT
Theo thời gian hoặc dựa vào năng lực phát triển cả về phạm vi hoạt động lẫn quy mô doanh nghiệp, mà một thương hiệu có thể mở rộng bộ nhận diện ứng dụng văn phòng thành nhiều đầu mục khác như bút trình ký, sổ tay ghi chép, thiệp mời hay đồng phục nhân viên
Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng chịu ảnh hưởng không nhỏ của nhóm hạt nhân nhận diện gồm có thiết kế logo, tên thương hiệu và những câu slogan hay tagline. Vì thế, bộ nhận diện ứng dụng văn phòng cũng là một hạng mục lớn giúp thể hiện đầy đủ giá trị, vai trò và văn hoá thương hiệu một khi đã được đưa vào sử dụng
h) Sự cần thiết của các ấn phẩm quảng cáo
Cũng là sản phẩm của quá trình in ấn như bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng, nhưng những giá trị mà bộ ấn phẩm quảng cáo mang lại có phần thức thời nhiều hơn - so với tính chất ứng dụng lâu dài của bộ nhận diện văn phòng
Để so sánh hãy đặt bộ nhận diện ứng dụng văn phòng và bộ ấn phẩm quảng cáo cạnh bên vai trò của slogan và tagline thương hiệu. Slogan được phát triển và sử dụng cho từng chiến dịch truyền thông quảng cáo nhất định, còn tagline gắn bó lâu dài với tên tuổi và quá trình phát triển thương hiệu
Bộ ấn phẩm quảng cáo cũng giống như thế, tuy không tồn tại và gắn bó lâu dài với thương hiệu nhưng các ấn phẩm luôn được cập nhật và thiết kế mới liên tục nhằm phục vụ cho mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể
Những món quà tặng hay khuyến mãi đi kèm như bộ ấm chén in logo, túi đựng sản phẩm làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc cả những tờ coupon hay voucher khuyến mãi mua hàng cũng nằm trong gói thiết kế nhận diện bằng ấn phẩm quảng cáo.
>>> Xem thêm: Bài viết quảng cáo mẫu [KHÁCH HÀNG ĐỌC LÀ MUA]
5. Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đẹp và hoàn chỉnh
Hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đẹp và hoàn chỉnh
- Bước 1: Am hiểu dự án, thấu hiểu khách hàng
Đây là bước đầu tiên nhưng đặt nền móng cho sự thành bại của bộ nhận diện thương hiệu
Ở giai đoạn này, thương hiệu cần giải quyết các vấn đề: Thương hiệu là ai (thuộc lĩnh vực, ngành hàng nào), đối tượng thương hiệu hướng đến là ai, các giá trị thương hiệu đem đến trên thị trường là gì, bản sắc thương hiệu có điểm gì nổi bật…
Khi kết thúc quá trình này, thương hiệu sẽ sở hữu một bản đánh giá tường tận nhất làm tiền đề cho quá trình sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn
- Bước 2: Lên ý tưởng cho bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi đã có đầy đủ các yêu cầu cơ bản của thương hiệu về bộ nhận diện, đây là thời điểm cho các nhà thiết kế “bay bổng” với sự sáng tạo của mình.
Quá trình lên ý tưởng bắt đầu với thứ tự sau:
+ Tên thương hiệu
Mọi cái tên đều cất giữ những ý nghĩa khác nhau, và tên thương hiệu cũng vậy
Đó không chỉ là một cái tên sáo rỗng, mà tên thương hiệu mở ra một câu chuyện về hành trình của doanh nghiệp, dẫn đến lý do vì sao đặt tên ấy, mong muốn của thương hiệu đằng sau cái tên ấy là gì
Tên thương hiệu không được trùng lặp, phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ dàng liên kết với lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động
Hãy viết nên một câu chuyện thật lôi cuốn khiến cho khách hàng ấn tượng ngay khi lần đầu bắt gặp tên thương hiệu
+ Slogan
Sau khi thống nhất tên thương hiệu, đây là lúc sáng tạo nên một câu slogan để định vị thương hiệu trên thị trường
Slogan thường được tóm gọn trong 8 từ, đơn giản nhưng phải gây được ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ với khách hàng. Không những thế, slogan còn đồng hành xuyên suốt theo sự phát triển của thương hiệu nên nó góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng
Quá trình sáng tạo slogan phải đảm bảo chỉn chu, kỹ lưỡng và đòi hỏi các nhà sáng tạo phải dự đoán được các xu hướng thịnh hành trong nhiều năm sắp tới. Một số ví dụ về câu slogan ghi dấu ấn sâu sắc với khách hàng: Think Different (Apple), The Powers of Dream (Honda), Broadcast Yourself (Youtube)…
+ Logo
Ai cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của logo, không chỉ đối với người làm kinh doanh
Logo là hình ảnh, biểu tượng của thương hiệu. Khi nhắc tên thương hiệu, người tiêu dùng chưa chắc đã có thể kể rành mạch tên các sản phẩm nhưng hầu hết mọi người đều liên tưởng được logo của thương hiệu. Có thể thấy, logo tác động trực tiếp và sâu đậm như thế nào trong tiềm thức của người tiêu dùng
Sáng tạo nên logo đạt hiệu quả chưa bao giờ là dễ dàng. Các nhà thiết kế phải đi từ các bước: nghiên cứu thị trường, khảo sát mong muốn của thương hiệu, tìm kiếm hình ảnh liên quan đến thương hiệu, chơi đùa với màu sắc, hình khối… làm sao để nổi bật hình ảnh thương hiệu nhất có thể
Logo muốn trường tồn lâu dài trên thị trường vừa phải khác biệt vừa đảm bảo phù hợp với xu hướng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận diện được logo của bạn trên mọi phương tiện, xác định được lĩnh vực thương hiệu đang hoạt động và kích thích được trí tò mò của chính họ
- Bước 3: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Ở bước này, các nhà thiết kế thêm thắt “gia vị” để biến hóa hình ảnh logo đẹp đẽ và ấn tượng hơn trong mắt khách hàng. Cách sắp xếp hình ảnh, sử dụng họa tiết, phối hợp màu sắc như thế nào để tác động trực tiếp đến thị giác của khách hàng nhất, định vị thương hiệu rõ ràng nhất. Đồng thời, mọi chi tiết được bổ sung phải đáp ứng yêu cầu liên kết, đồng nhất với nhau để thể hiện tính chuyên nghiệp của thương hiệu
- Bước 4: Hoàn chỉnh và hướng dẫn sử dụng
Thành phẩm đã hoàn tất nhưng nhiệm vụ của các nhà thiết kế chưa dừng lại ở đó.
Sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như thế nào cho hiệu quả cũng cần một chiến lược rõ ràng
Do đó, các nhà thiết kế phải tổng hợp tất cả những điều lưu ý về logo, cách in ấn, màu sắc, vật liệu vào một cuốn cẩm nang, đảm bảo quá trình sử dụng luôn diễn ra thuận lợi nhất
Tóm lại, những yêu cầu cơ bản dành cho bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
+ Khác biệt
+ Nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông
+ Truyền tải được lĩnh vực, giá trị của thương hiệu
+ Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
6. Kết luận
Trên đây là quy trình cần thiết để thiết kế một bộ phận thương hiệu, nhờ đó doanh nghiệp có thể thành công trên con đường xây dựng thương hiệu bền vững cho mình. Nếu bạn muốn thử sức với việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, hãy tìm trên Website của Nhân Hòa nhé!
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com