Mục lục [Ẩn]
Một trong những tips bảo vệ dữ liệu mà không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng đó là Backup dữ liệu. Vậy Back-up là gì? Các cách sao lưu dữ liệu và những giải pháp mạng nào có sử dụng backup. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Back-up dữ liệu là gì ?
Back-up là việc sao lưu toàn bộ dữ liệu gốc trên mạng hoặc từ bất kỳ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ thành một hoặc nhiều bản sao khác trong các thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu dự phòng. Việc backup có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn file và thông tin quan trọng,phòng ngừa việc mất cắp hoặc lỗi dữ liệu.
Chính vì vậy, khi cung cấp giải pháp mạng, Nhân Hòa luôn nhấn mạnh nó là một giải pháp cần thiết cho khách hàng, đặc biệt với đối tượng là các doanh nghiệp lớn, sàn thương mại điện tử, các công ty có lượt đăng ký user lớn và các trang web chuyên cung cấp thông tin.
2. Tại sao cần back-up dữ liệu ?
Như đã nói ở trên việc backup dữ liệu được nhiều nhà cung cấp coi trọng như một phương pháp tối ưu trong bảo vệ dữ liệu khách hàng.
Việc backup dữ liệu giúp bảo vệ cơ sở dữ liệu khách hàng; thông tin các sản phẩm, dịch vụ; hình ảnh, media; thông tin bài viết, URL,.... khỏi sự cố không mong muốn như lỗi hệ thống, hư hỏng thiết bị, thao tác sai của người sử dụng hoặc khi website bị xâm nhập.
Các bản back-up cần để ở nơi an toàn. Hiện nay, bên cạnh những kênh lưu trữ dữ liệu truyền thống, bạn có thể sao lưu file trên các không gian online với khả năng bảo mật cao, dễ dàng backup và trả lại thông tin bất kỳ khi nào bạn cần.
>>> Xem thêm : CLoud Backup - giải pháp mạng tốt nhất hiện nay.
3. Cách backup dữ liệu Website cơ bản
Hiện nay có 2 cách back-up cơ bản:
Local backup : người dùng sao lưu dữ liệu gốc thành các bản sao sang một thiết bị khác có vai trò lưu trữ dữ liệu như máy chủ, ổ cứng, USB, CD, DVD... và sử dụng các biện pháp bảo mật cần thiết.
Hình thức backup dữ liệu cục bộ có ưu điểm là thực hiện lưu trữ nhanh, vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, khả năng bảo mật của biện pháp này chưa cao, thiết bị đóng vai trò lưu trữ có thể bị nhiễm Virus từ chính thiết bị lưu trữ dữ liệu gốc. Ngoài ra, lượng lưu trữ của các thiết bị bị hạn chế, dẫn đến thường xuyên phải nâng cấp khi sử dụng thời gian dài, ngoài ra, việc tác động dẫn đến mất dữ liệu do tác động vật lý bên ngoài cũng có thể xảy ra.
Backup dữ liệu nhờ các công cụ, phần mềm online : là việc di chuyển dữ liệu của bạn vào một công cụ hoặc ứng dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu. Việc sao lưu này được thực hiện tự động bằng cách cài đặt trên thiết bị và thực hiện kết nối internet trong quá trình backup để việc sao lưu diễn ra một cách ổn định theo chu kỳ.
Hiện nay, cách backup này đang là lựa chọn ưa thích của hầu hết các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vì tính tiện ích, hiệu quả và dễ sử dụng, có thể lấy lại dữ liệu backup bất kỳ khi nào chỉ cần có kết nối mạng. Đồng thời, khả năng bảo mật của biện pháp này cũng rất tốt, người dùng có thể sử dụng các công cụ bảo mật mạng để đảm bảo an toàn thông tin hơn.
4. Các Dạng backup dữ liệu
Tùy vào nhu cầu của người dùng, việc backup được thực hiện dưới nhiều hình thức.
Full backup
Được hiểu là việc sao lưu toàn bộ dữ liệu đang có của người sử dụng. Full backup dễ thực hiện khi sao lưu và phục hồi, đảm bảo tính an toàn dữ liệu cao.
Biện pháp này có nhược điểm là thời gian backup lâu và yêu cầu bộ nhớ của công cụ lưu trữ lớn dẫn đến đầu tư cơ sở hạ tầng lớn. Ngoài ra trong quá trình backup phải quan tâm đến cả sự ổn định của đường truyền để việc sao lưu không xảy ra lỗi.
Differential Backup
Nhược điểm của Differential Backup là khi khôi phục cần 2 bản backup: 1 File Full Backup lần gần nhất và 1 File Differential Backup vào thời điểm cần phục hồi.
Incremental Backup
Được sử dụng để sao lưu những thay đổi so với lần backup gần nhất với ưu điểm là thời gian sao lưu nhanh và yêu cầu dung lượng nhỏ. Tuy nhiên , việc hồi phục dữ liệu của giải pháp này khá rắc rối khi phải khoi phục tùng bản backup, bao gồm file full backup và nhiều file Incremental.
Nhân Hòa đưa ra lời khuyên về lịch trình lý tưởng để bạn cài đặt các dạng backup dữ liệu trên là : Với Full Backup thực hiện việc sao lưu theo tháng, Differential Backup theo tuần và Incremental backup nên được thực hiện hàng ngày.
>>> Có thể bạn quan tâm : Địa chỉ thuê VPS giá rẻ uy tín nhất Việt Nam
5. Back-up dữ liệu được áp dụng vào các giải pháp mạng tại Nhân Hòa như thế nào?
Với những thông tin trả lời cho Back-up là gì? Chắc người đọc phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc sao lưu và các cách backup căn bản.
Với vị thế là một trong những công ty cung cấp giải pháp mạng hàng đầu Việt Nam, Công ty TNHH phần mềm Nhân Hòa áp dụng giải pháp backup vào hầu hết các dịch vụ Server, VPS, hosting,... nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Với chu kỳ Backup ít nhất 2 tuần một lần.
Ngoài ra, hiện nay Nhân Hòa có cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ cao cấp là Backup 365, Cloud backup. Được phát triển trên nền tảng điện toán đám mây với nhiều ưu điểm như khả năng tích hợp cao, linh hoạt, tự động, bảo mật tốt và tiết kiệm chi phí. Phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.
>>> Tham khảo thêm: Lý do bạn nên lựa chọn Backup365
Kết luận
Như vậy, bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Back-up là gì? và chứng minh đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ thông tin của các doanh nghiệp, tổ chức. Để được trải nghiệm các sản phẩm công nghệ tốt và an toàn nhất, hãy sử dụng dịch vụ tại Nhân Hòa, cam kết chất lượng và hỗ trợ chuyên nghiệp nhất. Trân trọng!