Mục lục [Ẩn]
Với những bạn mới học về lập trình và phần cứng, phần mềm máy tính thì việc biết rõ về các ngôn ngữ lập trình là vô cùng cần thiết. Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, trong đó có Assembly là dạng ngôn ngữ lập trình bậc thấp đơn giản nhất. Bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Assembly là gì, ưu nhược điểm như thế nào và có tác dụng ra sao.
1. Assembly là gì?
Assembly là một ngôn ngữ lập trình cấp thấp được tạo bằng cách biên dịch mã nguồn từ những ngôn ngữ lập trình cấp cao hơn như C, C++.
Assembly phù hợp với bộ vi xử lý và các thiết bị lập trình. Thường được các lập trình viên dùng để viết một chương trình mới, tinh chỉnh một chương trình hoặc đảm bảo quy trình hoạt động của ứng dụng.
2. Ai nên dùng Assembly?
Nhóm đối tượng sau đây phù hợp để học và sử dụng ngôn ngữ lập trình Assembly.
- Hacker chuyên nghiệp
- Reverse Engineer: Kỹ sư phân tích để tìm hiểu các yếu tố bên trong chương trình. Ví dụ như phát hiện mã độc, đánh giá thuật toán mã hóa,...Tóm lại là các vấn đề liên quan đến an ninh, bảo mật.
- Lập trình viên lập trình các chip vi xử lý, mạch điện tử, phần cứng
- Lập trình viên lập trình hệ điều hành, compiler.
Tìm hiểu thêm: Ngôn ngữ HTML - Công cụ siêu hữu ích để tạo lập website
3. Lợi ích của Assembly
- Tối ưu hóa chương trình bằng cách dịch từ ngôn ngữ cấp cao ra Assembly Language sau đó chỉnh sửa lại cho phù hợp với kiến trúc của của nhà sản xuất chip.
- Debug chương trình không cần mã nguồn
- Dịch tự động ngôn ngữ lập trình cấp cao sang ngôn ngữ máy thân thiện và dễ dùng hơn.
4. Khác biệt của ngôn ngữ lập trình Assembly với các ngôn ngữ cấp cao
So với các ngôn ngữ lập trình cấp cao như Java hoặc C++ thì việc chạy các tác vụ phức tạp bằng Assembly sẽ đơn giản hơn. Không cần theo dõi nhiều vị trí và tốc độ cũng nhanh hơn.
Lập trình bằng Assembly thân thiện hơn với ngôn ngữ máy. Vì thế, việc sử dụng cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Các chương trình được tạo ra cũng dễ đọc hơn.
Assembly cũng dễ dàng hơn khi kiểm tra tấn công của các phần mềm độc hại. Dễ dàng triển khai các mã với hiệu suất tối đa. So với các phần mềm khác, quyền kiểm soát của Assembly nhiều hơn cả.
Xem thêm: JavaScript là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình JavaScript
5. Ưu điểm và nhược điểm của Assembly
5.1. Ưu điểm
- Có khả năng truy cập vào bộ nhớ trong phần cứng không thể xâm nhập bằng các ngôn ngữ cấp cao
- Có thể tối ưu hóa mã mà không phải dựa vào trình biên dịch
- Dễ dàng sửa chữa và xác định lõi của trình lắp ráp
- Ngôn ngữ lập trình Assembly có thể viết được những chương trình với kích thước nhỏ, chiếm ít dung lượng bộ nhớ.
- Tối ưu hóa tài nguyên đến mức cao nhất
- Khả năng kiểm soát phần cứng tốt hơn.
5.2. Nhược điểm
- So với các ngôn ngữ lập trình cấp cao. Việc lập trình bằng Assembly tốn thời gian và khó hơn. Việc thiết kế thuật toán cũng bị giới hạn
- Để lập trình bằng Assembly, bạn cần có kiến thức về cấu trúc bên trong của bộ vi xử lý. Đồng thời cũng mất nhiều nỗ lực để viết và duy trì mã.
- Assembly thay đổi tùy theo loại vi xử lý. Một chương trình được viết cho bộ vi xử lý này có thể không hoạt động với bộ vi xử lý khác.
6. Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản và dễ hiểu nhất để giải thích cho assembly là gì. Nếu bạn là một lập trình viên tương lai thì đừng bỏ qua thông tin hữu ích này. Nên nắm rõ những ngôn ngữ lập trình cơ bản nhất trước khi học những thứ cao cấp hơn.