Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

AJAX là gì?

25/05/2021, 04:35 pm
811

Việc sử dụng Ajax sẽ giúp Website hoạt động trơn tru, khách hàng truy cập vào sẽ cảm thấy tốc độ xử lý rất nhanh nên rất thân thiện với người dùng. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu Ajax là gì, kỹ thuật dùng để xử lý các chức năng trên Website.

1. Ajax là gì?

Ajax là thuật ngữ viết tắt từ Asynchronous Javascript and XML, mô tả tập hợp các kỹ thuật lập trình được sử dụng để xây dựng Website và ứng dụng Web. Theo một số nhà phát triển Web và giảng viên đại học, cách tốt nhất để hiểu chuyên sâu về Ajax là bắt đầu với việc xác định mục tiêu cụ thể của nó trong quy trình phát triển Web. Chức năng cốt lõi của Ajax là cập nhật nội dung Web là một cách bất đồng bộ, có nghĩa là trình duyệt web của người dùng không cần phải tải lại toàn bộ trang web khi chỉ một phần nhỏ nội dung trên trang cần thay đổi.

Ajax là gì?

Các tính năng như Google Suggest là một phần cơ bản của trình duyệt Web hiện đại, và điều này cho thấy mức độ quan trọng của Ajax trong phát triển web. Ngoài Google Suggest, Ajax còn thường được sử dụng để cập nhật các tính năng như thanh status và notification, online form, các chuyên mục nhận xét, khảo sát và lấy ý kiến đánh giá.

>>> Xem thêm: Javascript là gì? Tại sao Javascript được gọi là NGÔN NGỮ CỦA TƯƠNG LAI? 

2. Ajax hoạt động như thế nào?

JavaScript và XML kết hợp với nhau để thực hiện cập nhật bất đồng bộ thông qua sử dụng XMLHttpRequest object. Khi người dùng truy cập website có sử dụng Ajax để tối ưu và xảy ra các hành động theo kịch bản (người dùng tải trang, nhấp vào nút, điền vào biểu mẫu, v.v.) JavaScript sẽ tạo một XMLHttpRequest object, sau đó chuyển dữ liệu trong định dạng XML giữa trình duyệt web (chương trình đang được sử dụng để xem trang web) và máy chủ web (phần mềm hoặc phần cứng lưu trữ dữ liệu trang web). XMLHttpRequest object sẽ gửi 1 yêu cầu dữ liệu trang cần cập nhật đến web server, server xử lý yêu cầu, phản hồi được tạo ở server-side và gửi lại cho trình duyệt, sau đó sử dụng JavaScript để xử lý phản hồi và hiển thị trên màn hình là nội dung cập nhật.

Ajax hoạt động như thế nào?

Nhìn chung, JavaScript tự động hóa quá trình cập nhật, yêu cầu nội dung cập nhật được định dạng bằng XML giúp dễ hiểu hơn và JavaScript một lần nữa tham gia vào để refresh nội dung liên quan cho người dùng đang xem trang. Cần lưu ý rằng kỹ thuật Ajax sẽ bỏ qua phần dữ liệu trang bên ngoài và chỉ xử lý các yêu cầu về thông tin cập nhật và bản thân các thông tin cập nhật đó mà thôi. Và trọng tâm tính hiệu quả của Ajax chính là ở đây, nhờ vậy các trang web và ứng dụng sử dụng Ajax sẽ nhanh hơn và phản hồi người dùng tức thời hơn.

>>> Xem thêm: TOP 10 plugin công cụ kiểm tra mã độc Website Wordpress tốt nhất hiện nay

3. Lợi ích mà Ajax mang lại

Sau khi đã hiểu Ajax là gì cũng như cách thức hoạt động của Ajax, chúng ta dễ dàng nhận thấy lợi ích lớn nhất mà Ajax mang lại chính là nâng cao trải nghiệm người dùng. Không cần phải chờ đợi việc phải tải lại cả trang chỉ vì một thao tác nhỏ trong thay đổi thông tin, người dùng chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu với sự thông minh của Website.

Những lợi ích có thể kể đến khi sử dụng Ajax trong thiết kế Website như sau:

- Thực hiện các cuộc gọi lại (call-back)

Quy chế hoạt động của nó đơn giản là gửi một phần trang web đến máy chủ. Ajax giúp cải thiện đáng kể hiệu suất mạng, tăng tốc Website và đặc biệt hữu ích cho các Web có băng thông hạn chế

- Thực hiện các cuộc gọi không đồng bộ đến một máy chủ

Ajax tiết kiệm được thời gian cho người dùng, đồng thời giảm tải thời gian tải Website

- Tạo ra sự đa dạng cho Website

Điều này giúp Website có thể load từng phần động mà không cồng kềnh. Ajax được sử dụng ở bất cứ nơi nào trên một trang web. Như vậy, nó thực sự có ý nghĩa cho các Website kinh doanh online trong thời đại chuyển đổi số

Lợi ích mà Ajax mang lại

- Tăng trải nghiệm cho người dùng

Tiết kiệm thời gian tải thông tin, không phải post lại trang lên máy chủ. Ajax giúp thu hút khách hàng trải nghiệm Website của bạn nhiều hơn

- Tiết kiệm băng thông và tăng hiệu suất của Website, dữ liệu cũng được lưu vào account của bạn

4. Nhược điểm của Ajax là gì?

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nhưng Ajax vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế như sau:

- Không được ghi vào lịch sử Web của trình duyệt

Website được tạo động hầu hết không được ghi vào bộ lưu lịch sử web của trình duyệt. Chính vì vậy, nút “back” của trình duyệt sẽ không phát huy được tác dụng quay lại trạng thái trước đó. Để khắc phục tình trạng này thì bạn có thể dùng các Iframe không hiển thị để gây ra được sự thay đổi trong lịch sử của trình duyệt. Từ đó thay đổi được phần neo của URL khi bạn chạy Ajax và theo dõi được hết sự thay đổi của chính nó

- Bookmark trạng thái của ứng dụng gặp nhiều khó khăn

Việc thực hiện cập nhật cho các trang Web động cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn cho những người dùng trong việc bookmark một số trạng thái của ứng dụng. Nó cũng có cách khắc phục cho vấn đề này và một số trong đó là định dạng cho mã xác định đoạn URL. Điều này sẽ giúp lưu vết và cho phép người sử dụng có thể đánh dấu rồi quay lại trang web trạng thái nào đó của ứng dụng

Nhược điểm của Ajax là gì?

- Không hỗ trợ Ajax

Những người dùng có trình duyệt không hỗ trợ Ajax hoặc Javascript kể cả trường hợp đã vô hiệu hóa Javascript thì đều không thể sử dụng được Ajax 

>>> Xem thêm: URL là gì? Bí kíp tối ưu URL chuẩn SEO lên top Google

5. Một số trình duyệt hỗ trợ cho Ajax

Dưới đây là một số trình duyệt được sử dụng phổ biến để hỗ trợ cho Ajax

- Mozilla Firefox 1.0 trở lên

- Apple Safari 1.2 trở lên

- Netscape phiên bản 7.1 trở lên

- Konqueror

- Microsoft Internet Explorer 5 trở lên

- Google Chrome mọi phiên bản

- Opera 7.6 trở lên

6. Lời kết

Như vậy bạn có thể thấy được toàn bộ quá trình hoạt động của Ajax. Ajax không làm gián đoạn sự hiển thị hay tương tác của trang web vào trước và trong thời gian trình duyệt gửi Ajax request tới server. Chính tính năng này sẽ giúp tăng trải nghiệm của người dùng và đồng thời tối ưu hóa tài nguyên trên server. Còn đợi gì nữa mà không kết hợp Ajax để tối ưu website của bạn được tốt nhất.

Bài viết liên quan
20/11/2024
Các fan cứng của Nhân Hòa đã biết Chương trình Black Friday 2024 sẽ có mức ưu đãi khủng là bao nhiêu % và áp dụng cho những...
19/11/2024
Đừng để website của bạn bị "tắt đèn" vì hết hạn tên miền! Hãy chủ động gia hạn tên miền để đảm bảo sự liên...
16/11/2024
Không phải bàn cãi việc WordPress đang là một trong những nền tảng hàng đầu trong việc xây dựng website hiện nay. Và giải...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: 1900 6680 - (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Phản ánh chất lượng dịch vụ: 091 140 8966

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!