Download app

Quét mã QR để tải về ứng dụng

QR code

Tiết kiệm chi phí quảng cáo với 23 cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website

06/08/2019, 10:41 am
2,041

Tỷ lệ chuyển đổi là gì?

CRO : Conversion Rate Optimization tạm dịch là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi đã và đang trở thành chiến lược kinh doanh quan trọng của nhiều doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi tức là con đường biến các khách hàng truy cập website trở thành những khách hàng tiềm năng thực thụ cho công ty.

Ngoài việc phải thiết kế website chất lượng có giao diện bắt mắt, hiển thị tốt và tính bảo mật cao, thì tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp công ty, doanh nghiệp cải thiện rất nhiều số lượng khách hàng thực thụ. CRO thường là một chiến lược được đầu tư khá kĩ lưỡng, đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa sáng tạo và kinh nghiệm. Đồng thời đòi hỏi sự ăn ý trong tất cả các thao tác, có khả năng thu lợi nhuận cao mà không tốn thêm nhiều các chi phí quảng cáo không cần thiết. Tuy nhiên, sau khi đã mua quảng cáo, có một lượng traffic nhất định, mà các khách hàng truy cập website không có ai chuyển đổi, thì doanh nghiệp sẽ thất bại.

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu đến bạn 22 cách tinh chỉnh tỷ lệ chuyển đổi của các website bán hàng trực tuyến, đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng, để họ thích website của bạn, thích sản phẩm trên website của bạn và nhanh chóng trở thành những khách hàng tiềm năng thực thụ của công ty.

23 cách tinh chỉnh chuyển đổi cho website

#1. Đặt tiêu đề và viết mô tả hấp dẫn

Tiêu đề và đoạn mô tả là điều đầu tiên khách hàng tiếp cận với thông tin trên website của bạn. Khi chúng không hấp dẫn, tỷ lệ khách hàng bỏ qua link website sẽ rất lớn, điều này trực tiếp làm sụt giảm lượng truy cập trang web và gián tiếp làm giảm tỷ lệ tối ưu hóa chuyển đổi cho doanh nghiệp.


Để kiểm tra số lần nhấp vào website bạn có thể sử dụng công cụ Google Webmaster (Traffic> Search Queries) để kiểm tra tỷ lệ nhấp chuột vào từ khóa nhất định của wesite doanh nghiệp bạn đang được xếp hạng, để có những tinh chỉnh khi cần thiết. Thông thường, công cụ này gợi ý rằng vị trí trung bình của một từ khóa trên website của bạn nằm trong top 10, nhưng tỷ lệ nhấp chuột vào các từ khóa là thấp, thì nghĩa là tiêu đề và đoạn giới thiệu của website cần phải chỉnh chu hơn.

Xem thêm: Content marketing là gì? tầm quan trọng của content marketing?

#2. Miễn phí vận chuyển sản phẩm và hiển thị nó trên website


Cách bạn vận chuyển sản phẩm đến khách hàng truy cập website là nhân tố quan trọng trong việc tối ưa hóa chuyển đổi. Bởi theo tâm lý chung của khách hàng, việc phải trả thêm một số tiền phát sinh cho quá trình vận chuyển sản phẩm là một cảm giác tồi tệ. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt tốt yếu tố này, và thực hiện một vài chiến lược đơn giản để thu hút khách.


Chẳng hạn, website của bạn sẽ vận chuyển miễn phí hàng hóa cho khách hàng với hóa đơn từ bao nhiêu trở lên, nếu dưới con số đó thì thu tiền ship như thế nào. Đặc biệt nên nhớ hãy để chi tiết này hiển thị xuyên suốt trên trang web bán hàng của bạn, có hướng dẫn đơn giản cách đặt mua hàng, cách thanh toán tiền và hình thức vận chuyển sản phẩm miễn phí.

Đây sẽ là một yếu tố bổ trợ cực tốt giúp tăng cao tỷ lệ tối ưu hóa chuyển đổi.

#3. Cung cấp chính sách đổi trả, và hiển thị xuyên suốt trên website


Không tránh khỏi trường hợp những khách hàng trực tuyến trên website sẽ cảm thấy không hài lòng về sản phẩm họ đặt mua. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xử lý thông minh tình huống này.


Theo đó, khoảng 95% khách hàng có thể sẽ quay trở lại mua sản phẩm trên website của bạn qua một lần mua hàng tích cực, thoải mái trả lại sản phẩm khi có yếu tố không ưng ý, tất nhiên là trong một giới hạn quy chuẩn nhất định. Và 63% khách hàng từ bỏ các website mua hàng vì họ cảm thấy không tin tưởng và an toàn khi không có các chính sách đổi trả sản phẩm nếu không hài lòng. Đừng để trang web của bạn trở thành một trong số đó.

Việc này có thể sẽ gây tốn kém ngân sách của một vài doanh nghiệp nhỏ, nhưng đây là một cách thức rất tốt để cung cấp một chính sách toàn diện, duy trì lợi nhuận ổn định cho công ty, và tạo được niềm tin của khách hàng cho website của bạn. Càng nhiều lượng khách hàng tin tưởng, tỷ lệ tối ưu hóa chuyển đổi sẽ càng tăng cao, và doanh nghiệp của bạn mới là người có lợi nhuận lớn nhất.

#4. Rà sát kĩ lưỡng email

Hãy rà soát lại email của bạn, cho dù đó là một email đăng ký, email bản tin, email xác nhận đơn đặt hàng, đặt hàng, email vận chuyển, email hàng hoàn trả, email danh sách đi về, email đặt lại mật khẩu… Hãy chắc chắn rằng tất cả các thông tin của bạn là chính xác bao gồm cả các liên kết tích hợp với các kênh mạng xã hội của bạn.

Rà soát lại các email của bạn là một cách khôn ngoan, và được xem là một công cụ chuyển đổi ít tốn kém nhất. Hãy đảm bảo rằng các email này phản ánh đúng thương hiệu của bạn. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể thống kê các số liệu liên quan đến cửa hàng bao gồm cả giá trị đơn hàng trung bình (AOV), giá trị vòng đời khách hàng (LTV) và nhiều hơn nữa.

#5. Hướng dẫn chia sẻ thông tin hay, mẹo hay xung quanh sản phẩm bằng các bài viết trên blog

Các bài viết trên blog, trên các web bổ sung như giới thiệu, liên hệ, ý kiến đóng góp, vận chuyển, chính sách đổi trả… là những lĩnh vực bị rất nhiều website bán hàng bỏ bê.

Bạn chỉ đang chú trọng vào sản phẩm, và khuyến khích khách hàng đăng kí nhận tin về sản phẩm mới, sản phẩm tốt và hi vọng họ sẽ chia sẻ những quan điểm đó, suy nghĩ đó đến cộng đồng, bạn bè của họ. Có rất nhiều yếu tố giúp quá trình tối ưu hóa chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và chất lượng hơn, và bạn đừng lãng phí bất kì cơ hội nào để biến một người truy cập website trở thành một khách hàng thực thụ.

Mặc dù không dễ để chuyển đổi một khách hàng truy cập website trở thành một khách hàng thích và mua sản phẩm của bạn qua một bài viết trên blog, nhưng nó rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến trình mua sắm của khách hàng, đẩy ham muốn kiểm tra sản phẩm trên website lên cao hơn, và họ rất có thể trở thành một khách hàng thực thụ.

#6. Có phương án thay thế cho 404 error

Tốt nhất, bạn nên sự chuyển hướng cho các trang không còn tồn tại trên trang web của bạn nữa. Tuy nhiên, đối với một trang 404 cần thời gian để sửa lỗi hoặc khắc phục sự cố sever thì hãy gửi đến các khách hàng truy cập website của bạn một thông điệp xin lỗi dễ thương, thân thiện, một hộp tìm kiếm, thông tin liên lạc hoặc thậm chí một số tùy chọn liên kết để có di chuyển qua các trang web khác.

#7. Cải thiện tốc độ của website

Một lợi thế lớn của việc sử dụng internet là giúp việc mua sắm trở nên tiện lợi hơn. Theo các chuyên gia SEO, một website tốt là website có thời gian load không quá 5s. Nếu trang của cửa hàng bạn load quá chậm, không chỉ khách hàng sẽ bị khó chịu, mà thứ hạng trên Google cũng có thể bị ảnh hưởng. Google Page Speed hiện đang công cụ phân tích và kiểm tra tốc độ của website hữu hiệu. Sau khi phân tích kĩ lưỡng các yếu tố trên website của bạn, công cụ này sẽ chỉ cho bạn thấy cụ thể một danh sách các vấn đề về tốc độ đang xảy ra và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích để giúp website bán hàng của bạn được tối ưu hóa, tăng tốc độ load web và giảm bounce rates cũng như tăng lượng truy cập hữu ích.


#8. Sử dụng hình ảnh có kích thước thích hợp

Bất kỳ một hình ảnh trực tuyến cần phải có không quá 1.000 điểm ảnh để hiển thị tốt. Và bất cứ thao tác vẽ, chỉnh sửa nào vượt trên phạm vi đó sẽ chỉ là lãng phí thời gian quý giá. Bạn có thể cập nhật một lần zise cố định thích hợp cho các hình ảnh hiện thị trên website của bạn hoặc nén hình ảnh của bạn bằng cách sử dụng các trang web như TinyPNG hoặc JPEGOptimizer.

#9. JPEG có vẻ tốt hơn PNG

Việc hình ảnh hiển thị có chất lượng cao trên website là một điểm cộng lý tưởng giúp pages của bạn chuyên nghiệp và có tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, kiểu hình ảnh JPEG mất ít thời gian để upload hơn PNG, mà thời gian tải hình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Nếu bạn không tìm được hình ảnh kiểu JPEG phù hợp hoặc say mê sự sắc nét của PNG hãy sử dụng TinyPNG để xác định vị trí, sắp xếp và nén hình ảnh lớn.

#10. Sử dụng CDN

CDN là thuật ngữ viết tắt của Content Delivery Network. Có thể hiểu đơn giản CDN là một mạng lưới máy tính trải dài trên toàn cầu. Chúng sẽ có nhiệm vụ lưu trữ những dữ liệu, hình ảnh, video trên website của bạn và cung cấp cho người dùng gần nhất về mặt địa lý. Nhờ thế pages của bạn sẽ rất nhanh tại bất kì nơi nào trên thế giới. Theo đó, khách hàng truy cập vào website của bạn thay vì phải tải các tập tin từ trung tâm dữ liệu chính, các tập tin trên pages của bạn được nạp đến các trung tâm dữ liệu gần nhất với khách mua hàng. Điều này sẽ giúp việc upload, tải về các hình ảnh, video, dữ liệu… trên website diễn ra nhanh hơn.

#11. Hạn chế sử dụng chuyển hướng

Chuyển hướng HTTP từ một URL khác sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng của bạn.

#12. Đơn giản hóa tính năng thanh toán trên website của bạn

Thanh toán có lẽ là điểm yếu nhất của các website trong quá trình tối ưu hóa chuyển đổi. Theo một nghiên cứu của KissMetrics , có đến 58,1% khách hàng out khỏi pages của bạn trước khi hoàn thành bước đầu tiên. Đừng để website của bạn lọt vào danh sách trên bằng cách hãy tập trung vào việc tối ưu hóa quá trình thanh toán của pages và giảm thiểu tình trạng khách hàng thoát khỏi trang web trong khi thanh toán.

#13. Ưu đãi khách hàng khi thanh toán

Đây sẽ là một sự ưu ái lớn đối với nhiều người mua sắm trực tuyến. Bởi thông thường, bước đầu tiên một khách hàng cần phải thực hiện khi thanh toán giỏ hàng trên pages đó là tạo một tài khoản. Và nên nhớ, 58,1% số người mua hàng đã quyết định cancel giỏ hàng của mình ngay tại bước này. Vì vậy, nếu có thể hãy loại bỏ sự bó buộc này và cung cấp một cách thanh toán khác cho những khách hàng không muốn tạo một tài khoản đăng nhập trên wesite.

#14. Hiển thị con dấu bảo mật

Hãy để các khách hàng truy cập biết rằng trang web của bạn là an toàn, và các thông tin riêng tư của họ được bảo mật tối đa. Đây là một ưu thế quan trọng  bạn nên có, để giữ chân khách hàng trên website, cũng như thể hiện đẳng cấp và sự vượt trội so với các pages đối thủ. Đồng thời, hãy kéo dài thời gian hiển thị con dấu bảo mật xuyên suốt trên website, để tăng cao hơn nữa sự tin tưởng khách hàng dành cho pages của bạn và các sản phẩm trên cửa hàng.

Xem thêm: Đăng ký SSL giá chỉ 219k/Tháng



#15. Cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau

Hãy cung cấp cho khách hàng của bạn thật nhiều các phương thức thanh toán có thể. Như vậy, không những đem lại sự tiện lợi trong quá trình thanh toán của khách hàng mà còn giúp website của bạn có cơ hội trở thành đối tác đẳng cấp của những thương hiệu tín dụng lớn.

#16. Trả lời những câu hỏi thường gặp

Ngoài việc hiển thị thông tin liên quan đến quá trình vận chuyển, giao hàng, chính sách đổi trả, bạn hãy trả lời các câu hỏi thường gặp phổ biến về sản phẩm và cung cấp các thông tin cơ bản về chế độ bảo hành, để khách hàng có được cái nhìn tổng quát và thân thiện hơn về website của bạn. Đồng thời, đây cũng là cách thức để lan truyền những thông tin hay trên page, thu hút số lượt nhấp chuột mới, và có thêm nhiều khách hàng truy cập website có khả năng tối ưu hóa trở thành khách hàng tiềm năng. Thêm một lần nữa, đây là cách thức xây dựng lòng tin của khách hàng, điều tối quan trọng đối với mua sắm trực tuyến.

#17. Tạo niềm tin cho khách hàng

Hãy minh bạch giá bán sản phẩm trong cả hai trường hợp đã tính hoặc không tính thuế, và khi tính thuế hãy đảm bảo con số được đưa ra là chính xác. Ngoài ra, hãy giúp website của bạn trở nên thân thiện và chuyên nghiệp hơn khi hiển thị chi tiết, cụ thể các chi phí sẽ phát sinh trong quá trình vận chuyển đặc biệt như: nhân viên giao hàng phải di chuyển xa, sử dụng các dịch vụ giao hàng thông qua các phương tiện vận chuyển như đường bưu điện, tàu hỏa, máy bay… Đồng thời, phải xác định rõ ràng và chính xác mốc thời gian giao hàng với khách hàng ngay từ những bước đặt hàng đầu tiên. Đối với những sản phẩm đặc biệt như đồ làm bằng tay, nếu có khả năng phải trì hoãn thời gian giao hàng, hãy báo trước với khách hàng, giải thích lý do và nguyên nhân xảy ra sự việc không mong muốn ấy bằng một thái độ nhẹ nhàng, chân thành.

Đây là một ý tưởng tuyệt vời, hãy thực hiện và duy trì nó trong suốt quá trình vận hành website của bạn, để tạo được niềm tin cần thiết cho khách hàng tiềm năng.

#18. Lưu trữ những thông tin cần thiết của khách hàng

Nếu một khách hàng truy cập vào website của bạn, có ý định mua sắm sản phẩm và đã cung cấp một số thông tin cá nhân trong bước một của quá trình thanh toán,  hãy tối giản mọi câu hỏi không cần thiết trong bước hai, bước ba của quá trình, tránh gây ra cảm giác khó chịu cho khách hàng khi phải “khai báo” liên tục những thông tin bị lặp lại.

Bên cạnh đó, hãy cho phép lưu lượng thanh toán trên pages của bạn được tự động lưu lại khi khách hàng đã tiến hành nhập số liệu một lần, và không cần tái nhập ở lần mua thứ hai, thứ ba…  Đối với các trang web được hỗ trợ bởi Bigcommerce, với mối quan hệ đối tác với Paypal Braintree, khách hàng mua sắm trực tuyến có thể trả tiền tại hơn 90.000 cửa hàng trực tuyến với một lần chạm duy nhất, không bao giờ phải nhập lại thông tin thanh toán.

#19. Đánh dấu rõ ràng các thao tác bắt buộc

Đơn giản chỉ cần một dấu sao (*) cho các thao tác bắt buộc được yêu cầu. Điều này giúp tạo ra một hiển thị dễ dàng hơn cho khách hàng, và trở thành phương thức quản lý thông tin dễ dàng hơn cho website

#20. Xác nhận các thao tác hợp lệ

Hãy xác nhận các thao tác đăng kí hợp lệ của khách hàng bằng một dấu check, điều này sẽ rất hữu ích cho người mua sắm trong trường hợp các thông tin bị trùng lặp, hoặc không tương thích. Với tính năng này, khách hàng truy cập website của bạn sẽ có cảm giác quá trình thực hiện các thao tác khá trôi chảy, trong thanh tiến trình khuyến khích người mua hàng cuốn trang theo chiều

#21. Đừng thêm vào các chi phí bất thường trong quá trình thanh toán

Nếu khách hàng đột nhiên phát hiện lượng chi phí bị tăng lên bất thường trong quá trình thanh toán, thì khả năng rời khỏi trang, và không bao giờ quay trở lại của họ sẽ rất cao, bởi họ cảm thấy dường như mình bị lừa. Hãy để khách hàng hiểu rõ tất cả các khoản chi phí phụ trội hiển thị minh bạch trên website như phí vận chuyển, xử lý lệ phí hoặc thuế để họ không còn ngạc nhiên trong dòng chảy thanh toán.

#22. Tối ưu hóa cho thiết bị di động

Do bản cập nhật thuật toán của Google đã chú ý đến việc truy cập website trên các thiết bị di động. Ngay bây giờ, hãy đảm bảo rằng trang web của bạn được tối ưu hóa cho điện thoại di động vì các đối tượng mua sắm qua mobile đang thịnh hành và phát triển, và  dưới đây là những gì bạn cần biết:

Thiết kế website hoàn hảo trên mobile

Một thiết kế trang web hoàn hảo phải đáp điều kiện rằng trang web đó sẽ cho hiển thị chính xác trên tất cả các thiết bị. Đây thực sự là một lợi ích rất lớn khi theo nghiên cứu của Google 74% người dùng di động lựa chọn sử dụng một công cụ tìm kiếm với ý định mua hàng trực tuyến và 85% trong số họ có ý định thực hiện mua hàng trong vòng 24 giờ. Hãy đánh mạnh vào yếu tố tuyệt vời này, chú trọng đến thiết kế hoàn hảo, giao diện thông minh, các thao tác dễ dàng, thân thiện để được tối ưu hóa tất cả các khách hàng, những người đang quyết định để chuyển đổi hoàn toàn.

#23. Cung cấp cách thức thanh toán dễ dàng

Hãy chú trọng đến sự tiện lợi, tốc độ nhanh chóng khi kiểm tra hàng hóa, thanh toán chi phí của khách hàng bằng một tính năng thông minh. Đây chính là điểm mấu chốt để tạo nên sự khác biệt và đẳng cấp, giúp rút ngắn thời gian kiểm tra, đặt hàng, thanh toán, tránh những sự rắc rối khiến khách hàng out khỏi trang ngay trong những bước thanh toán đầu tiên.

Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan
28/02/2024
Ngày 19/01/2024, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức Hội nghị CEO các Nhà đăng ký tên miền quốc gia ".vn" năm 2024 nhằm...
27/02/2024
VPS Quốc Tế do Nhân Hòa phát triển được xây dựng trên một hạ tầng mạnh mẽ với các tính năng ưu việt, nhờ đó giúp...
19/02/2024
Dịch vụ cung cấp máy chủ là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp để đảm bảo được chất lượng, hiệu suất hoạt...
Chuyên nghiệp và tận tình
Hỗ Trợ Trực Tuyến 24/7
Đội ngũ chuyên gia giúp xử lý vấn đề kỹ thuật để website của bạn luôn hoạt động tốt và chạy nhanh. Bất kỳ lúc nào.
Kết nối với Nhân Hoà

Map Tầng 4 - Toà nhà 97 - 99 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680

Mail Mail: sales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 140 8966

Map 927/1 CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone Điện thoại: (028) 7308 6680

Mail Mail: hcmsales@nhanhoa.com

Hotline Hotline: 091 285 1416

Map Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An

Phone Điện thoại: (024) 7308 6680 - nhánh 6

Mail Mail: contact@nhanhoa.com

Hotline Hotline : 091 522 1384

Kết nối với Nhân Hoà
Gọi lại cho tôi
Gọi miễn phí
Gọi miễn phí
×
Thông báo

Đăng nhập thành công!