Mục lục [Ẩn]
Hàng ngày, trong cuộc sống chúng ta nhắc đến thuế rất nhiều từ thuế giá trị gia tăng, thuế suất, thuế gián thu,... nhưng hầu hết mọi người đều chưa hiểu rõ thuế là gì, tại sao phải cần phải nộp thuế hay nộp thuế sẽ mang lại lợi ích gì. Trong bài viết này, Nhân Hòa sẽ cùng mọi người tìm hiểu sâu hơn và có một cái nhìn tổng quan hơn về thuế.
1. Thuế là gì?
Thực tế hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nào chính xác và hoàn chỉnh nhất về thuế. Nếu như đứng ở góc độ của các nhà kinh tế thì mỗi người sẽ có một quan điểm về thuế khác nhau.
Thuế là gì?
Tuy nhiên một trong những khái niệm phổ biến nhất hiện nay về thuế, đó là : “Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. ”
Ngoài ra còn có một khái niệm cũng khá phổ biến, “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
2. Đặc điểm của thuế
- Tính bắt buộc: Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc, vì thế nguồn thu chính của nhà nước và nhà nước dùng số tiền đó cho việc cung cấp cho các lợi ích quốc gia như các cơ sở vật chất, quốc phòng, pháp luật, y tế,... để phục vụ cho người dân. Sở dĩ tính bắt buộc này đảm bảo rằng mọi công dân phải đóng thuế và xuất phát từ việc nhà nước là người cung ứng phần lớn hàng hóa công cộng cho xã hội. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu ấy, nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để nhân dân phải nộp thu. Đây cũng là nghĩa vụ mà mỗi công dân phải thực hiện và đã được ghi nhận trong hiến pháp quốc gia.
- Tính không hoàn trả trực tiếp: Công dân sẽ không được nhà nước trả trực tiếp lại số tiền mà mình đã đóng, nhưng thay vào đó công dân sẽ được nhận lại gián tiếp qua việc hưởng các dịch vụ công cộng mà nhà nước sử dụng tiền thuế để tạo ra. Sự không hoàn hảo trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau khi thu thuế, các cá nhân, tổ chức đã nộp thuế cho nhà nước cũng không có quyền đòi hỏi nhà nước phải cung cấp trực tiếp cho họ một lượng hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Nhưng công dân có quyền nêu ý kiến của mình nếu số tiền thuế đóng quá cao mà trong khi đó nhận lại từ các dịch vụ quá thấp, nhân dân cũng có thể kiểm tra việc chi tiêu của ngân sách nhà nước thông qua đại biểu của họ ở các cơ quan đại diện.
- Công cụ tài chính có tính pháp lý cao: Được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Các luật thuế sẽ do các cơ quan quyền lực của nhà nước ban hành tránh việc thu thuế tùy tiện.
3. Các cách phân loại thuế
Nghiên cứu về thuế không chỉ có ý nghĩa về lý thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hệ thống thuế của một quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loại thuế có đặc điểm và hình thức riêng nhưng nếu phân tích cân nhắc theo những tiêu chí nhất định thì một số loại thuế lại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp chung thành một “loại”. Việc tìm ra những loại thuế với những đặc tính chung sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp, với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt động về thuế. Điều này lý giải sự cần thiết phải tiến hành phân loại thuế theo các tiêu chí khác nhau.
Các cách phân loại thuế
Thứ nhất, căn cứ vào mục đích điều tiết của thuế mà có thể phân loại thành hai loại sau đây:
- Thuế trực thu: bao gồm các loại thuế mà theo đó người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước đồng thời chính là những người phải chịu thuế. Các loại thuế điển hình trong nhóm này bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,...
- Thuế gián thu: khác với các loại thuế nằm trong nhóm thuế trực thu, đây là nhóm thuế bao gồm các loại thuế mà những người nộp thuế không đồng thời là người phải chịu thuế. Các loại thuế điển hình nằm trong nhóm này đó là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,... Đối với các loại thuế này người chịu thuế cũng chính là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp cho bên mua
Thứ hai, bên cạnh việc phân loại thuế dựa trên cơ sở tiêu chí trên, thuế còn có thể được phân loại căn cứ vào đối tượng đánh thuế. Việc phân loại thuế trên tiêu chí này có thể kể đến các nhóm thuế phổ biến như sau:
- Các loại thuế được đánh thuế trên tài sản, điển hình như thuế sử dụng đất, thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT,...
- Các loại thuế nằm trong nhóm thuế thu nhập: nhóm thuế này được đánh vào thu nhập, thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản, điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
- Các loại thuế được phân loại nằm trong nhóm thuế được đánh vào các hành vi sử dụng, khai thác tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu. Một trong những loại thuế đặc thù trong nhóm này chính là thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên,...
4. Các nguyên tắc chung về thuế
Các sắc thuế đều cần thỏa mãn 3 nguyên tắc chung sau đây:
- Trung lập: sắc thuế không được bóp méo các hoạt động sản xuất, dẫn tới phúc lợi xã hội của nền kinh tế bị giảm đi
- Đơn giản: việc thiết kế sắc thuế và tiến hành trưng thu thuế phải không phức tạp và không tốn kém
- Công bằng: sắc thuế phải đánh cùng một tỉ lệ vào các công dân có điều kiện như nhau. Giữa các công nhân có điều kiện khác nhau thì thuế suất cũng cần khác nhau vì thông thường người có điều kiện tốt hơn có xu hướng tiêu dùng hàng hóa công cộng nhiều hơn.
Riêng sắc thuế địa phương còn cần thỏa mãn một số nguyên tắc:
- Cơ sơ thuế phải bất biến: nghĩa là công dân, hoạt động và đồ vật phải tương đối cố định, không hay di chuyển giữa các địa phương. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo địa phương này không đánh thuế lên công dân, hoạt động và đồ vật vốn là của địa phương khác.
- Nguồn thu ổn định: quy mô dân số địa phương và quy mô các hoạt động, đồ vật không nên biến động thường xuyên. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo thu ngân sách của địa phương không bị biến động.
- Nguồn thu phân bố đồng đều giữa các địa phương: nguyên tắc này nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách giữa các địa phương không quá chênh lệch.
- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm tài chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo chính quyền địa phương không lạm dụng quyền hạn thuế của mình để đánh thuế quá mức.
5. Tại sao thuế đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày?
Tuy nhắc đến thuế rất nhiều nhưng hầu hết mọi người chưa hiểu tại sao thuế lại đóng vai trò quan trọng như vậy, họ đóng thuế cho nhà nước rồi sau đó nhà nước sẽ làm gì với số tiền thuế đó.
- Thuế là một trong những nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội
- Thuế bình thường nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội
- Thuế đặc biệt: được dùng để phục vụ cho những mục đích đặc biệt. Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các loại bia, rượu, thuốc lá, mặt hàng ô tô nhập khẩu, hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương.
Tại sao thuế đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày?
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty và được sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.
6. Hóa đơn điện tử có được kê khai thuế không?
Về cơ bản, hóa đơn điện tử là hình thức thay thế cho hóa đơn giấy và giúp việc quản lý hóa đơn chứng từ được đơn giản và nhanh hơn. Hóa đơn điện tử hoàn toàn được kê khai thuế và thực hiện kê khai tương tự như đối với hóa đơn giấy.
- Căn cứ thực hiện kê khai thuế:
+ Căn cứ thực hiện kê khai thuế được thực hiện theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
+ Kê khai thuế sẽ được thực hiện theo tháng, quý hoặc năm
+ Nếu là doanh nghiệp đang hoạt động: Kê khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Nếu tổng doanh thu của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng sẽ kê khai theo tháng
+ Nếu là doanh nghiệp mới thành lập (trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu sản xuất kinh doanh) việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi kinh doanh đủ 12 tháng sẽ căn cứ vào mức doanh thu bán hàng hóa dịch vụ mà kê khai thuế theo tháng hoặc theo quý.
Hóa đơn điện tử có được kê khai thuế không?
- Lợi ích của việc kê khai thuế khi sử dụng hóa đơn điện tử:
Hiện nay, việc kê khai thuế qua thiết bị điện tử đã được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp ở các thành phố lớn, trong thời gian tới khi tất cả các doanh nghiệp hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử theo Nghị Định 119/2018/NĐ-CP đảm bảo 100% các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sẽ đều phải thực hiện kê khai thuế qua mạng.
Hình thức kê khai thuế khi sử dụng hóa đơn điện tử sẽ có một vài sự thay đổi so với hóa đơn giấy và có ưu điểm vượt trội:
+ Kê khai thuế được thực hiện nhanh chóng mọi lúc mọi nơi với thiết bị điện tử kết nối internet
+ Khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải kê khai hóa đơn điện tử đã bán ra mà chỉ cần kê khai phần hóa đơn điện tử mua vào.
+ Không cần trực tiếp đến các cơ quan thuế để thực hiện, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà. Tiết kiệm thời gian và công sức cho người nộp thuế và cả cơ quan thuế
+ Khi phát hiện sai sót trong bản kê khai thuế, cơ quan thuế cơ quan thuế tự động tra cứu, đối soát thông tin về hóa đơn được lưu giữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế mà không cần phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp lại.
7. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
Phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ giúp dễ dàng tạo lập, phát hành, quản lý hóa đơn với nhiều tính năng cao cấp, phù hợp, đa dạng loại hình quy mô doanh nghiệp. Chuyển đổi sớm cùng HOADON.BIZ - phần mềm hóa đơn điện tử được phát triển bởi Công ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa – tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
- Tránh tình trạng quá tải, ùn tắc khi sát thời hạn
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư về cơ sở hạ tầng giúp tối ưu bài toán chi phí.
- An toàn và bảo mật: không xảy ra tình trạng mất hoặc hỏng hóc hóa đơn, hóa đơn được lưu trữ an toàn và bảo mật lên đến 10 năm.
- Phát hành nhanh chóng: hóa đơn điện tử được gửi trực tiếp đến người mua gần như ngay lập tức thông qua các giao dịch điện tử (email, SMS).
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: quản lý theo mô hình tập trung hoặc phân tán phù hợp với đa dạng mô hình doanh nghiệp.
- Tra cứu hóa đơn và tình hình sử dụng hóa đơn tức thời, chính xác: dữ liệu được đồng bộ giữa các phiên bản và thiết bị cùng sử dụng, do đó bất cứ người dùng nào được.
Mọi thắc mắc về cách xử lý lỗi sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ hoàn toàn miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 6680
Bảng giá hóa đơn điện tử:
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com