Mục lục [Ẩn]
Từ địa chỉ IP chúng ta có thể truy ra vị trí của một thiết bị di động truy cập vào internet. Đó có thể là máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng,...Phân loại địa chỉ IP có IP động và Ip tĩnh. Vậy cụ thể IP tĩnh là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
1. IP tĩnh là gì?
IP viết tắt của Internet Protocol có nghĩa là giao thức internet. Nó giống như địa chỉ nhà, chứa các thông tin quan trọng cần thiết để các thiết bị mạng có thể giao tiếp với nhau.
IP tĩnh là địa chỉ IP được cấu hình thủ công, không thay đổi theo thời gian và thường được dùng cho nhóm người hoặc doanh nghiệp để nhiều người có thể cùng truy cập. Các thiết bị như router, máy tính bàn, laptop, điện thoại đều có cấu hình sở hữu IP tĩnh.
Một ví dụ khác là địa chỉ email cũng là một địa chỉ IP tính. Địa chỉ này sẽ không bao giờ thay đổi và khiến cho việc liên lạc qua email dễ dàng hơn.
Tham khảo: IP là gì? Thông tin quan trọng cần biết về IP
2. Ip tĩnh dùng để làm gì?
Ip tĩnh là địa chỉ cố định dành riêng cho một nhóm người dùng internet. Một máy chủ sử dụng IP tĩnh có thể được ứng dụng làm máy chủ mail, máy chủ web để người dùng không bị gián đoạn trong quá trình truy cập.
Vì địa chỉ Ip không bao giờ thay đổi nên các thiết bị đã được cài đặt trước luôn biết chính xác cách liên hệ với nhau. Ví dụ như bạn có thể dùng máy tính để đặt lệnh in trên một máy in từ xa. Vì địa chỉ của máy tin và máy tính là IP tĩnh. Trước đó chúng đã được kết nối với nhau.
Sử dụng IP tĩnh bạn sẽ không cần cấu hình lại các máy chủ DNS trên router hoặc máy tính để sử dụng internet. Máy chủ sử dụng DNS sử dụng địa chỉ IP tĩnh để thiết bị của bạn luôn biết cách kết nối với chúng.
Địa chỉ IP tính hữu ích khi tên miền của thiết bị không thể truy cập. Dù máy chủ DNS bị trục trặc thì các máy tính vẫn có thể truy cập vào file server vì chúng sẽ liên lạc trực tiếp với file server qua địa chỉ IP.
3. Ưu và nhược điểm của IP tĩnh
3.1. Ưu điểm
- Các kết nối thông qua IP tĩnh nhanh hơn. Người dùng không cần cấp lại Ip mới, giúp việc liên lạc và sử dụng tiện lợi hơn.
- IP tĩnh hạn chế các rủi ro gây thất thoát dữ liệu. Cũng giúp các máy tính hoạt động ổn định hơn. Ví dụ máy in ở công ty dùng IP tĩnh, tất cả các máy tính đều kết nối với máy in qua địa chỉ IP đó. Nên việc in ấn dễ dàng hơn. Nếu sử dụng Ip động thì máy chủ khởi động sẽ kéo theo IP thay đổi. Khiến các kết nối bị gián đoạn, cũng phải tốn thời gian cài Ip cho từng máy.
- IP tĩnh có giúp bạn làm việc từ xa
- Một vài game chỉ có thể hoạt động với Ip tĩnh
3.2. Nhược điểm
- Bạn phải tự cấu hình IP thủ công cho các thiết bị sử dụng IP tĩnh. Các máy truy cập từ xa buộc phải thiết lập đúng IP và router để giao tiếp với thiết bị IP tĩnh.
- Bảo mật của IP tĩnh kém hơn so với IP động. Các lỗ hổng bảo mật dễ dàng bị tìm ra hơn vì địa chỉ IP không bao giờ thay đổi.
Tham khảo: Check IP blacklist và những điều cần biết
4. Hướng dẫn gán địa chỉ IP tĩnh cho máy tính Windows
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R, sau đó điền ncpa.cpl vào hộp thoại. Nhấn Enter
Bước 2: Trong của số “Network Connections”, nhấn chuột phải vào adapter muốn thiết lập IP tĩnh sau đó chọn Properties.
Bước 3: Nhấn chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) sau đó chọn Properties
Bước 4: Chọn Use the following IP address sau đó điền địa chỉ Ip tĩnh tương ứng với thiết lập mạng. Sau đó nhập địa chỉ máu chủ DNS.
Tích chọn Validate settings upon exit sau đó nhấn OK là hoàn tất.
5. Lời kết
Ip tĩnh là địa chỉ IP được cấu hình và không thay đổi cho đến khi được cài đặt lại. Trái ngược hoàn toàn với IP động. IP tĩnh khiến các kết nối nhanh hơn. Vì thế các thiết bị cố định trong doanh nghiệp ưu tiên cài đặt địa chỉ Ip tĩnh.