Mục lục [Ẩn]
Khái niệm hóa đơn đỏ không còn xa lạ với những ai từng đi mua hàng, thậm chí đi nhà hàng hoặc khách sạn, tuy nhiên bản chất của loại hóa đơn này có gì đặc biệt thì chắc hẳn nhiều người vẫn chưa rõ. Bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về hóa đơn đỏ. Trong trường hợp nào cần phải xuất hóa đơn đỏ? Chưa kể đến hóa đơn, chứng từ là những bằng chứng mang tính chất pháp lý để phản ánh, ghi nhận các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ thuế GTGT. Vì vậy, bản thân chúng đều có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng và điều này đã được thể hiện ở các phương diện cơ bản. Tất cả những thông tin mà bạn cần biết đều được công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa tổng hợp trong bài.
1. Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước. Xuất phát từ màu sắc là màu đỏ hoặc màu hồng của liên giao cho khách hàng hoặc người tiêu dùng, vì hóa đơn đỏ có 3 liên nên hóa đơn giá trị gia tăng người ta hay gọi là hóa đơn đỏ là lý do như vậy.
– Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn là căn cứ kê khai tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và hạch toán doanh thu.
– Người mua có trách nhiệm lưu giữ hóa đơn, đây là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hóa đơn còn dùng để thanh quyết toán tài chính cho cơ quan, còn là bằng chứng về mua bán hàng hóa dịch vụ. Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hóa đơn giá trị gia tăng là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế.
Hóa đơn đỏ là gì?
Hiện nay, doanh nghiệp được phép tự in hoặc đặt in hóa đơn và tự thực hiện việc phát hành hóa đơn, cơ quan thuế chỉ phát hành hóa đơn lẻ, biên lai thu phí, lệ phí theo luật định và có vai trò quản lý việc phát sinh và sử dụng hóa đơn của đơn vị.
2. Công dụng của hóa đơn đỏ
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua hóa đơn đỏ để cân đối các khoản thuế GTGT, hạn chế tối đa số tiền thuế GTGT phải nộp cho các cơ quan nhà nước. Hóa đơn đỏ cũng có thể là chứng từ ghi nhận chi phí tính thuế. Hóa đơn đỏ phổ biến ở các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Vận tải, thương mại, NHKS… Theo quy định của Pháp luật, việc mua bán hóa đơn đỏ khống là hành vi vi phạm pháp luật, do đó doanh nghiệp cần thận trọng trong quy trình xuất hóa đơn đỏ.
Hóa đơn đỏ được dùng để làm căn cứ xác định số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước (trong trường hợp hóa đơn đỏ được xem là hóa đơn giá trị gia tăng). Đối với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, bên bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua (người tiêu thụ sản phẩm) lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng sẽ góp phần giúp Nhà nước giám sát bên bán có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hay không. Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định rõ các mức phạt đối với các trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn nhưng không giao cho khách, mức phạt nhẹ nhất là 4 triệu và nặng nhất lên tới 20 triệu đồng.
Công dụng của hóa đơn đỏ
Hiện nay, khi mua sản phẩm hàng hóa hay khi đi ăn tại những nhà hàng, dù tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên nhưng vẫn ít ai có thói quen giữ lại hóa đơn đỏ. Theo quy định của pháp luật, việc lấy hóa đơn đơn đỏ sau khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát được người bán hàng, cung cấp các dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không. Chưa kể đến, việc lấy hóa đơn đỏ cũng sẽ giúp người mua hàng hóa bảo đảm được một số quyền lợi như: Xác định quyền sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ, quyền sở hữu,… Từ đó có căn cứ để khiếu nại về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng như các yêu cầu về các chế độ bảo hành…
Theo quy định tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP, trường hợp người bán lập hóa đơn đỏ nhưng không giao lại cho người mua thì sẽ bị phạt hành chính từ 4 – 8 triệu đồng. Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa và dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua thì sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
3. Khi nào thì được xuất hóa đơn đỏ?
Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng được Sở Kế hoạch và Đầu Tư trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp rồi đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thể tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ thuế nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
– Doanh nghiệp có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được in hóa đơn giá trị gia tăng nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn điều kiện đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp doanh nghiệp đang đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý. Trong thông báo ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh chính. Trình bày lý do và kiến nghị cơ quan thuế: Hiện nay, công ty đang thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, do điều kiện của cơ sở kinh doanh công ty thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và qua xem xét các điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Khi nào thì được xuất hóa đơn đỏ?
Ghi rõ thời gian đề nghị được áp dụng trong thời gian nào. Công ty phải cam kết thực hiện tính thuế, khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các pháp luật thuế có liên quan. Nếu có vi phạm luật thuế và các chế độ quy định, sẽ chịu xử lý theo pháp luật.
Doanh nghiệp sau khi đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo cách được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế hoặc thành lập hợp pháp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Có cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp giá trị gia tăng khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường. Trình tự quản lý và sử dụng chứng từ, hóa đơn, thuế giá trị gia tăng gắn với nghiệp vụ kinh doanh của chủ thể nộp thuế. Nhà nước thực hiện thu thuế theo kết quả kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Điều này có nghĩa chứng từ hóa đơn là chứng cứ xác định nghĩa vụ thực tế mà chủ thể nộp thuế phải thực hiện đối với Nhà nước. Do đó, trình độ quản lý và sử dụng chứng từ, hóa đơn của chủ thể nộp thuế cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng. Với tư cách là những giấy tờ vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh đã phát sinh và đã hoàn thành, Luật thuế giá trị gia tăng quy định chi tiết về các loại chứng từ hóa đơn, áp dụng cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, phương pháp tính trực tiếp theo phần giá trị tăng thêm theo Điều 14 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008.
Hóa đơn, chứng từ là căn cứ pháp lý cực kỳ quan trọng trong vận hành của thuế giá trị gia tăng và có thể nói sự thành công hay thất bại của quá trình này phụ thuộc rất lớn vào chế độ ghi chép quản lý chứng từ, hóa đơn.
4. Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý những điều sau:
– Người viết phải kẹp 3 liên viết cùng lúc, nội dung trên các liên phải đồng nhất, không được viết tách riêng từng liên.
– Điền đầy đủ thông tin về người mua hàng một cách chính xác.
– Nội dung thể hiện trên hóa đơn không được tẩy sửa, xóa và cùng một loại mực.
– Nội dung viết liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và gạch chéo phần còn trống.
– Số hóa đơn lập phải liên tục, từ số nhỏ tới lớn.
Lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
– Ngày/tháng/năm ghi trên trên hóa đơn vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ngay sau khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho bên mua.
– Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.
Để có thể làm thanh toán tại đơn vị, người mua hàng cần phải có hóa đơn đỏ mang về. Các giá trị hàng hóa trên hóa đơn đỏ bao gồm giá trị hàng chưa tính thuế, phần thuế suất và tiền thuế GTGT được khấu trừ. Căn cứ vào hóa đơn đỏ, kế toán có thể hạch toán sổ sách và theo dõi giá trị hàng hóa, công nợ, tiền thuế GTGT được khấu trừ hay đóng cho nhà nước.
5. Mua hóa đơn đỏ ở đâu?
Để đảm bảo tính hợp pháp, các tổ chức doanh nghiệp phải tiến hành mua hóa đơn đỏ trực tiếp tại chi cục Thuế trực thuộc, nơi doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ những đối tượng quy định dưới đây mới được phép mua và sử dụng hóa đơn đỏ của cơ quan thuế, bao gồm:
- Các hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký kinh doanh
- Các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp. Trường hợp này sẽ bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài hay ban quản lý dự án,...
- Các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp theo tỉ lệ phần trăm doanh thu khi nộp thuế GTGT
- Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại có rủi ro cao về thuế
- Các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in nhưng có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trốn thuế hay gian lận thuế.
Trường hợp các tổ chức doanh nghiệp cố tình mua vé tại “chợ đen” thì khi bị phát hiện, hóa đơn đỏ này sẽ thuộc trường hợp hóa đơn bất hợp pháp, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt nghiêm minh từ các cơ quan có thẩm quyền.
Mua hóa đơn đỏ ở đâu?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như trên, các đơn vị kinh doanh sẽ tới chi cục thuế trực thuộc để nộp. Trường hợp hồ sơ nộp lên không gặp bất cứ sai sót gì thì đơn vị kinh doanh sẽ được mua hóa đơn của cơ quan thuế, thanh toán hoàn tất và mang hóa đơn đỏ về.
Những điều cần lưu ý trong việc mua hóa đơn đỏ:
– Các đơn vị kinh doanh khi mua bán hóa đơn đỏ của cơ quan thuế chỉ phải trả đúng theo giá niêm yết, không phải trả thêm bất cứ khoản thu nào khác.
– Hóa đơn đỏ do cơ quan thuế sẽ phát hành theo tháng, với số lượng phát hành lần đầu tối đa là 50 cuốn hóa đơn. Với những lần tiếp theo, người mua được mua lẻ hóa đơn và cơ quan thuế sẽ giải quyết việc bán hóa đơn trong ngày.
– Riêng với các hộ gia đình, nếu muốn sử dụng hóa đơn đỏ do cơ quan thuế phát hành thì có thể xin cấp hóa đơn của chi cục thuế theo cuốn. Trường hợp hộ gia đình cần phải sử dụng thường xuyên thì khi phát sinh nhu cầu có thể mua lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh. Thủ tục mua cũng phải tuân thủ yêu cầu như trên.
6. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
Phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ giúp dễ dàng tạo lập, phát hành, quản lý hóa đơn với nhiều tính năng cao cấp, phù hợp, đa dạng loại hình quy mô doanh nghiệp. Chuyển đổi sớm cùng HOADON.BIZ - phần mềm hóa đơn điện tử được phát triển bởi Công ty TNHH Phần Mềm Nhân Hòa – tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp HĐĐT uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Dịch vụ hóa đơn điện tử tại Công Ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa
- Tránh tình trạng quá tải, ùn tắc khi sát thời hạn
- Tiết kiệm tối đa chi phí: Doanh nghiệp không cần đầu tư về cơ sở hạ tầng giúp tối ưu bàitoán chi phí.
- An toàn và bảo mật: không xảy ra tình trạng mất hoặc hỏng hóc hóa đơn, hóa đơn được lưu trữ an toàn và bảo mật lên đến 10 năm.
- Phát hành nhanh chóng: hóa đơn điện tử được gửi trực tiếp đến người mua gần như ngay lập tức thông qua các giao dịch điện tử (email, SMS).
- Phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp: quản lý theo mô hình tập trung hoặc phân tán phù hợp với đa dạng mô hình doanh nghiệp.
- Tra cứu hóa đơn và tình hình sử dụng hóa đơn tức thời, chính xác: dữ liệu được đồng bộ giữa các phiên bản và thiết bị cùng sử dụng, do đó bất cứ người dùng nào được.
Mọi thắc mắc về cách xử lý lỗi sai địa chỉ trên hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử HOADON.BIZ hoàn toàn miễn phí, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến Hotline: 1900 6680
Bảng giá dịch vụ tại HOADON.BIZ
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com