Mục lục [Ẩn]
Hiên nay, hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đang rất được phổ biến. Người tham gia có thể lựa chọn mức đóng cũng như phương pháp đóng gói bảo hiểm của mình. Vậy BHXH tự nguyện là gì, quyền lợi cụ thể ra sao, hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đóng bảo hiểm xã hội là gì?
Loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức mà người đóng bảo hiểm xã hội có thể chọn lựa mức đóng, phương thức đóng và hoàn toàn chọn đóng trên tinh thần tự nguyện phù hợp với nhu nhập của mình thì được gọi là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện”. Căn cứ theo Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 18/2/2016 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (quy định tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).
Xem thêm: Tra số sổ bảo hiểm xã hội nhanh nhất [Hướng Dẫn]
2. Ai có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Cụ thể những người sau đây đạt đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
+ Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
+ Người lao động giúp việc gia đình;
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
+ Người tham gia khác.
Xem thêm:
3. Các chế độ khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, bạn có thể hiểu, bạn sẽ được hưởng 2 chế độ khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đó chính là tử tuất và hưu trí. Nếu không thể tiếp tục làm việc, người tham gia vẫn đảm bảo được cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, nếu người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế Nhân Hòa khuyên nên tham gia BHXH tự nguyện.
4. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bạn có thể lựa chọn một trong sáu phương thức dưới đây để đóng BHXH tự nguyện (Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP).
+ Đóng hàng tháng
+ Đóng 03 tháng một lần.
+ Đóng 06 tháng một lần.
+ Đóng 12 tháng một lần.
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.
+ Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Trong trường hợp người tham gia BHXH đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng chế độ hưu trí nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
5. Mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định của Pháp luật
Lấy cơ sở từ Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn sửa đổi bổ sung. Người tham gia cần cập nhật những quy định theo văn bản pháp lý mới nhất và còn hiệu lực thi hành.
Mức đóng BHXH tự nguyện mới nhất
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP và hướng dẫn cụ thể tại Điều 9, Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Công thức như tính mức đóng như sau:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
Mdt: là mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
Mtnt: là mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Cách tính Mtnt như sau:
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
CN: là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
m: là tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Năm 2021, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng và mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/người/tháng. Vậy:
Mức đóng BHXH tự nguyện năm 2021 thấp nhất hàng tháng là 22% x 700.000 = 154.000 đồng/tháng.
Mức BHXH tự nguyện năm 2021 cao nhất là 22% x (20 x 1.490.000) = 6.556.000 đồng/tháng.
6. Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin đáng chú ý nhất liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà Nhân Hòa muốn giới thiệu đến bạn. Mức đóng và phương thức đóng linh hoạt tạo điều kiện cho người lao động tham gia một cách thuận lợi. Chúc các bạn thành công!
Nếu muốn tham khảo các thông tin hữu ích về đăng ký tên miền, hosting, thuê máy chủ, vps, email theo tên miền riêng... thì đừng quên tặng Nhân Hòa 1 like và 1 subcribe nhé! Liên hệ trực tiếp với Nhân Hòa tại đây.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 – Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh – Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Email: contact@nhanhoa.com