Mục lục [Ẩn]
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến doanh số khi bán hàng, lý do là vì đây là một trong những thước đo quan trọng để quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Vậy doanh số là gì và có những phương pháp nào thường được các doanh nghiệp sử dụng để thúc đẩy doanh số? Bài viết sau đây của Nhân Hòa sẽ gửi đến bạn câu trả lời thật thỏa đáng!
1. Doanh số là gì?
Doanh số là lượng sản phẩm sẽ được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như trong vòng 1 tháng, 1 quý hay 1 năm của công ty, doanh nghiệp. Doanh số bán hàng sẽ là tổng cộng số tiền hoạt động bán hàng trong thời gian nhất định bao gồm số tiền thu được và chưa thu được.
Doanh số là gì?
Doanh số còn bao gồm doanh thu và tiền bán hàng nhưng lại không phụ thuộc vào doanh thu như hoạt động bán hộ và ký gửi hàng hóa.
>>> Xem thêm: Tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn với tên miền .shop
2. Tầm quan trọng của doanh thu đối với doanh nghiệp
- Thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng thể hiện sự liên kết giữa các bộ phận, ví dụ doanh số bán hàng cao tức là khách hàng hài lòng về sản phẩm dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm. Đồng thời chỉ ra rằng sản phẩm được bộ phận bán hàng đẩy được lượng tiêu thụ tốt hay bộ phận Marketing đã thành công trong việc truyền tải thông điệp của sản phẩm tới cho khách hàng, kích thích lượng tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng lên.
- Thể hiện sự đúng đắn trong việc chọn lựa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp thường sẽ có các hoạt động như tạo các cuộc điều tra, thu thập ý kiến từ người dân nhằm tìm hiểu thị, mong muốn của khách hàng để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng. Từ các hoạt động kể trên, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những sản phẩm dịch vụ tiếp cận người tiêu dùng, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Khi người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm tốt nhất thì sẽ đẩy doanh số bán hàng lên cao.
Tầm quan trọng của doanh thu đối với doanh nghiệp
- Động lực cho đội ngũ nhân viên, tạo điều kiện về tài chính cho doanh nghiệp
Doanh số bán hàng cho thấy đội ngũ nhân viên thấy tiềm năng phát triển của công ty, doanh nghiệp từ đó tạo động lực làm việc. Doanh số tăng cao đồng nghĩa với việc thưởng tăng. Đây chính là một trong những lý do thu hút nhân lực cho công việc bán hàng.
Doanh số tăng có nghĩa là doanh thu cũng tăng, phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu dùng trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho nhà nước. Doanh thu được quyết toán tức là doanh nghiệp thu hồi được vòng vốn, có tái sản xuất đợt hàng tiếp theo, tạo động lực phát triển bền bỉ cho doanh nghiệp. Doanh thu càng cao vốn được thu hồi sẽ càng nhiều.
>>> Xem thêm: [BÍ MẬT] Bán hàng trên Shopee hiệu quả và chi tiết nhất
3. Cách thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp
- Tăng doanh số nhờ các khách hàng cũ
Bạn cần ưu tiên các khách hàng cũ đầu tiên khi cố gắng tăng doanh số. Họ đã sẵn sàng cho bạn tiền để đối lấy sản phẩm dịch vụ, điều này cho thấy họ tin tưởng bạn. Với những khách hàng đã sẵn sàng đặt niềm tin vào bạn thì cơ hội bạn bán được hàng cho họ sẽ càng cao. Hơn nữa, bạn sẽ có cơ hội được những khách hàng tin tưởng và giới thiệu cho bạn bè và người thân của họ.
- Áp dụng các chương trình quảng cáo và khuyến mãi
Các chương trình khuyến mãi luôn là cách để vừa gia tăng doanh số vừa như một phần thưởng nhỏ cho khách hàng. Bạn hãy cố gắng đặt ra những hạn mức và một kế hoạch giảm giá, tiếp thị một cách thật chi tiết. Thực hiện các chiến dịch khuyến mãi với tần suất mỗi tháng một lần hoặc mỗi quý 1 lần sẽ góp phần làm tăng mức độ tương tác của bạn đối với khách hàng.
Cách thúc đấy daonh số bán hàng cho doanh nghiệp
- Nâng cao khả năng bán hàng của nhân viên
Quảng cáo và tiếp thị có thể mang đến nhiều khách hàng tiềm năng cho bạn. Tuy nhiên, để những khách hàng tiềm năng ấy chuyển thành khách hàng thân thuộc thì bạn cần đến những kỹ năng chốt sale của đội ngũ bán hàng. Việc nâng cao khả năng của đội ngũ bán hàng sẽ giúp bạn gia tăng được số lượng giao dịch thành công và gia tăng doanh số trong chớp mắt.
- Xây dựng cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội
Hầu hết các trang truyền thông mạng xã hội biết rất nhiều người dùng với mức độ tương tác cao. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như một kênh phân phối để truyền tải những thông tin tốt đẹp về doanh nghiệp, xúc tiến các chương trình khuyến mãi và gia tăng khả năng tương tác với khách hàng.
Không hẳn tất cả những việc làm trên mạng xã hội sẽ mang đến cho bạn nhiều đơn hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn sẽ có thêm nhiều khách hàng tiềm năng và tạo được dấu ấn trong tâm trí của khách hàng. Họ sẽ dần coi bạn là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó và bạn sẽ có cơ hội bán được hàng trong tương lai không xa. Khách hàng cũng sẽ chia sẻ với những người khách về bạn và điều đó sẽ giúp thúc đẩy doanh số trong thời gian không xa.
>>> Xem thêm: Các đơn vị thiết kế website bán hàng online thế nào là tốt?
4. Doanh số và doanh thu khác nhau như thế nào?
- Doanh số thể hiện hiệu quả bán hàng
Qua số liệu của mục doanh số là gì, các kế toán bán hàng nói riêng và kế toán nói chung dễ dàng thấy được hiệu quả bán hàng
+ Năng lực của đội ngũ bán hàng
+ Hiệu quả của chiến lược sản phẩm, dịch vụ và Ít nhất phải có 9 yếu tố cần đánh giá
+ Hiệu quả của chiến lược giá, có ít nhất 3 yếu tố cần đánh giá
+ Hiệu quả của chiến lược kênh phân phối, có ít nhất 3 yếu tố cần phải xem xét
+ Hiệu quả của chiến lược xúc tiến bao gồm: Quảng cáo, PR và bán hàng cá nhân
+ Sự thay đổi hiệu suất, hiệu quả của các hoạt động liên quan
- Doanh thu không chỉ thể hiện hiệu quả bán hàng
+ Khả năng đàm phán phương thức thanh toán, việc này có thể do các Salesman làm nhưng đôi khi lại là kế toán nói chung hoặc kế toán bán hàng
+ Khả năng đàm phán giá
+ Hiệu quả của các chính sách thanh toán đem lại cho hiệu quả của việc bán hàng
+ Hiệu quả của các chính sách giá đối với doanh số
+ Hiệu quả của các hoạt động thu
+ Năng lực tài chính trong 1 giai đoạn cụ thể của từng công ty, doanh nghiệp (thông qua tính thanh khoản)
Doanh thu và doanh số khác nhau như thế nào?
- Tác hại của việc k phân biệt doanh số và doanh thu
Như trên chúng ta có thể thấy doanh số và doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện được hiệu quả bán hàng. Tuy nhiên nếu chúng ta có sự nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu là gì và không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng thì có thể gây ra một số tác hại như:
+ Kế toán bán hàng sẽ đánh giá sai lệch đi hiệu quả bán hàng
+ Đánh giá quá cao vai trò của giá và hiệu quả bán hàng mà có thể sẽ bỏ quên đi các yếu tố khác
+ Đánh giá thấp vai trò của hoạt động kế toán thu
+ Lên kế hoạch kinh doanh mà bỏ quên đi các sự cố về độ trễ sẽ xảy ra từ các khoản đầu tư
+ Không tính toán dòng tiền
+ Bỏ quên tính thanh khoản của công ty, doanh nghiệp
5. Lời kết
Đến đây thì chắc chắn các bạn sẽ phân biệt được rõ ràng doanh số và doanh thu khác nhau ở điểm gì để hoạt động thật hiệu quả trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đạt mục tiêu doanh số đem về cho công ty, doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn có thêm nhiều hiểu biết về doanh số là gì để có những phương án thúc đẩy doanh số về cho công ty, doanh nghiệp. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình kinh doanh quyết định bạn thành hay bại trong con đường kinh doanh trên thị trường đầy biến động và thay đổi như hiện nay.