Mục lục [Ẩn]
Hiện nay blockchain là một trong những chủ đề vô cùng nóng hổi xuất hiện khá nhiều trên các mặt báo. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi đặt ra rằng không biết Blockchain là gì và nó hoạt động ra sao. Chính vì vậy bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những tin cần thiết về công nghệ Blockchain để các bạn cùng tham khảo nhé
1. Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu đơn giản
Có thể hiểu một cách đơn giản thì blockchain chính là một trong những công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu khá an toàn. Điều này là bởi vì nó sử dụng hệ thống mã hóa phức tạp và được giám sát một cách chặt chẽ.
Công nghệ Blockchain sở hữu được những tính năng rất tiện lợi và hữu ích để đem đến quá trình truyền tải dữ liệu tốt hơn và hoàn toàn không yêu cầu đòi hỏi phải có bên trung gian.
Điểm đặc biệt đó chính là thông tin của blockchain không phải ai cũng có thể thay đổi được mà nó cần phải có sự đồng nhất của các nút trong hệ thống. Chính điều này đã đem đến được khả năng bảo mật cao, tránh được tình trạng bị đánh cắp dữ liệu. Đây là điều mà không phải hệ thống nào cũng làm được và nó đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.
Ngày nay, công nghệ Blockchain đang được thực hiện bởi sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ đặc biệt như sau:
- Mật mã học: Công nghệ này sử dụng public key và hàm hash function giúp đảm bảo được sự bảo mật và tính riêng tư dành cho khách hàng.
- Mạng ngang hàng: Mạng hàng ngang này có rất nhiều mạng và mỗi một mạng lại được coi là một client riêng, đồng thời là nơi để lưu trữ các dữ liệu.
- Lý thuyết trò chơi: Các nút tham gia vào bên trong hệ thống này đều cần phải tuân thủ theo luật đã có sẵn.
2. Các loại Blockchain hiện có
Công nghệ Blockchain này được chia thành 3 loại chính. Sau đây là các loại Blockchain mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn.
- Public: Với hệ thống này thì ai cũng có thể có quyền được đọc và ghi chép dữ liệu. Tuy nhiên, để có thể xác thực được giao dịch trên Blockchain này thì cần phải có hàng ngàn nút tham gia nên sự tấn công được vào hệ thống là hoàn toàn bất khả thì hoặc nếu có thì nguồn chi phí cũng rất cao.
- Private: Với hệ thống này thì người dùng của Blockchain chỉ được quyền đọc dữ liệu chứ không có quyền ghi bởi nó không phải phạm trù. Đặc biệt, tổ chức này có thể hoặc không cho phép người tiêu dùng đọc dữ liệu, điều này sẽ xảy ra trong một số trường hợp đặc biệt.
- Permissioned: Đây là một dạng của Private nhưng nó đã được tích hợp thêm được một vài chức năng nhất định. Chức năng này đem đến niềm tin cho người tiêu dùng khi họ tham gia cả vào Public và Private.
Permissioned là một loại Blockchain
3. Ứng dụng của công nghệ Blockchain vào thực tiễn
Có thể bạn không biết nhưng Blockchain hoàn toàn có thể có khả năng thay đổi rất nhiều các hệ thống mà hàng ngày bạn sử dụng. Sau đây là một số ví dụ về ứng dụng của Blockchain:
- Xử lý thanh toán và tiền tệ
Như bạn cũng biết thì Bitcoin chính là loại tiền ảo hiện đang được nhiều người sử dụng và nó chính là được chạy trên nền tảng của Blockchain.
Tuy nhiên, dù bạn không phải là một người tham gia vào hệ thống tiền kỹ thuật số Bitcoin nhưng Blockchain vẫn có một tầm ảnh hưởng nhất định. Nó đem đến khả năng tạo ra được một cuộc cách mạng lớn dành cho hệ thống các công ty làm việc xử lý thanh toán và hoàn toàn có thể bỏ qua sự có mặt của bên trung gian.
Bitcoin chạy trên nền công nghệ Blockchain
- Quản lý chuỗi cung ứng
Khi có một tài sản nào đó thực hiện việc thay đổi chủ hay trạng thái hoạt động thì Blockchain sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời nhất để có thể thực hiện việc quản lý quá trình thay đổi đó. Công nghệ Blockchain cho phép người dùng có thể cập nhật được sự thay đổi và giúp tăng thêm tính bảo mật.
- Nhận dạng, hệ thống hồ sơ cá nhân và mật khẩu
Như các bạn cũng biết thì bên phía chính phủ có quản lý một số lượng lớn những thông tin cá nhân của mọi công dân. Tuy nhiên, nếu như sử dụng công nghệ Blockchain thì nó sẽ giúp quản lý hệ thống này một cách tốt nhất.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Chắc chắn các bạn đều biết rằng mọi thông tin khi đăng tải lên mạng internet đều có thể bị sao chép, chính điều này đẹp đánh mất đi quyền sở hữu trí tuệ của rất nhiều người. Có thể đối với những người sử dụng mạng trên toàn thế giới thì nó tạo ra một nguồn thông tin miễn phí để cung cấp kiến thức. Tuy nhiên đối với những người sở hữu bản quyền thì họ lại mất đi quyền kiểm soát những gì vốn thuộc về họ.
Việc sử dụng một bản hợp đồng thông minh có thể bảo vệ quyền của tác giả và loại bỏ những nguy cơ sao chép. Ví dụ như Mycelia đã sử dụng công nghệ Blockchain để tạo ra được hệ thống phân phối nhạc ngang hàng cho phép người nghệ sĩ có thể bán bài hát một cách trực tiếp và chia lợi nhuận. Đặc biệt là các chức năng này được thực hiện tự đồng hóa bằng hệ thống hợp đồng thông minh.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn về công nghệ Blockchain. Hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ nắm được kiến thức cơ bản về hệ thống này.
>>> Xem thêm: wordpress hosting là gì - Dịch vụ hàng đầu thị trường với chi phí cực tiết kiệm
>>> Xem thêm: windows vps - Tìm hiểu dịch vụ VPS số 1 thị trường
>>> Xem thêm: đăng nhập email theo tên miền - Những tính năng vượt trội Gsuite(Email Google) cho doanh nghiệp tối ưu hiệu quả công việc văn phòng