Mục lục [Ẩn]
Sự ra đời của công nghệ ảo hóa đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và máy chủ ảo VPS chính là sản phẩm của công nghệ ảo hóa phân chia từ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo có cấu hình tùy chọn.
Dịch vụ thuê VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có server riêng có thể quản trị từ xa, có thể cài đặt phần mềm theo nhu cầu mà không bị hạn chế, có thể xây dựng server web, email, backup dữ liệu hoặc dùng để truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh một cách dễ dàng, nhanh chóng, bảo mật. Vậy nên thuê máy chủ ảo vps là giải pháp tối ưu hàng đầu dành cho doanh nghiệp.
Mỗi VPS là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, chạy hệ điều hành riêng có toàn quyền quản lý và khởi động lại hệ thống.
Bí quyết chọn máy chủ ảo hóa tốt nhất
Trước khi chọn mua VPS, chắc hẳn các bạn đã biết hoặc tự tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về VPS. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một vài thông tin sau:
VPS được tạo ra dựa trên nền tảng ảo hóa nào? Điều này đặc biệt quan trọng, vì nếu chỉ nhìn thông số của VPS như dung lượng RAM, CPU thì chưa đủ chút nào. Chẳng hạn như 2 VPS sau:
– VPS1: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ KVM.
– VPS2: 2core CPU x 2GHz, 4GB RAM, công nghệ Openz Mới nhìn thì VPS1 và VPS2 giống nhau, nhưng thực chất thì VPS1 có thể tốt hơn VPS2 nhiều. Vì công nghệ Openz cho phép các công ty VPS oversell rất nhiều. Hiêu đơn giản là, 1 máy chủ vật lý có (10 core CPU, 20GB) RAM có thể tạo ra 20 thậm chí 50 VPS (1core CPU, 2GB RAM) nếu sử dụng nền tảng ảo hóa Openz.
Có rất nhiều nền tảng công nghệ ảo hóa đang được sử dụng hiện nay. Các bạn có thể tham khảo thêm từ anh google.com.vn với từ khóa: KVM, Openz, Hyper-V, VMWare, Xen,…
Các thông số cấu hình của VPS
Các thông số cơ bản về VPS mà bạn cần đặc biệt quan tâm, gồm:
– Tốc độ internet: datacenter của công ty đó ở đâu, card mạng như thế nào.
– Hệ điều hành hỗ trợ: Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn chọn VPS phù hợp, một số nhà cung cấp chỉ hỗ trợ HĐH Linux (Google, DigitalOcean,..) mà không hỗ trợ HĐH Windows.
– Thời gian up-time (tương tự shared hosting).
– CPU: Số core, tốc độ xung nhịp.
– Dung lượng RAM.
– Băng thông: băng thông giới hạn (nếu có).
– Các dịch vụ đi kèm khác (và đương nhiên là cả giá nữa).