1, Loại hình VPS
Managed VPS
Managed VPS đề cập đến việc nhà cung cấp sẽ giúp người dùng làm tất cả mọi việc liên quan đến hosting bao gồm cài đặt, tối ưu dịch vụ và kernel máy chủ để website hoạt động tốt nhất có thể. Những vấn đề liên quan đến bảo mật và an toàn dữ liệu cũng sẽ được nhà cung cấp quản lý, giảm tối thiểu các sự cố hack dữ liệu hoặc chiếm quyền quản trị. Nhờ vào việc backup dữ liệu nên khi có sự cố xảy ra, dữ liệu của bạn sẽ được phục hồi trở về trạng thái an toàn.
Unmanaged VPS
Với loại hình dịch vụ này, người dùng sẽ không được hỗ trợ toàn phần như Managed VPS, nhà cung cấp sẽ không quản trị VPS thay cho khách hàng mà chỉ đảm bảo cho VPS không bị downtime hoặc các nguyên nhân khác xuất phát từ máy chủ chính. Điều này dẫn đến việc người dùng muốn sử dụng gói dịch vụ này cần phải có kiến thức về hosting, vps để tự vận hành mọi thứ.
2, CPU Core
CPU Core nghĩa là lõi xử lý CPU. Một máy chủ riêng – dedicated server sẽ có số lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.
3, Hệ điều hành
Hầu hết các dịch vụ cung cấp VPS sẽ hỗ trợ các loại điều hành sau đây:
CentOS (Linux)
Ubuntu (Linux)
Debian (Linux)
Fedora (Linux)
Windows Server (Windows)
Nếu website dùng WordPress nói riêng hoặc chạy website PHP nói chung thì nên chọn các hệ điều hành Linux. Ngoài ra, các hệ điều hành CentOS hoặc Ubuntu cũng là một trong những sự lựa chọn khác phù hợp với người dùng.
4, RAM (Bộ nhớ chính)Khả năng truy xuất dữ liệu của VPS phụ thuộc vào số lượng RAM nhiều hay ít vì khi sử dụng VPS, RAM phải xử lý các vấn đề liên quan đến các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng đi kèm, đọc ghi dữ liệu... Số lượng RAM nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô website và lưu lượng truy cập vào website.
Thông thường, các dịch vụ VPS sẽ cung cấp mức RAM từ 512MB đến 16GB, với các RAM hơn 16GB thì đó là Cloud VPS.
Đối với các website trên nền tảng Joomla hay WordPress, bạn cần ít nhất 1GB RAM để sử dụng thoải mái. Đừng lo lắng khi bạn thấy VPS của mình bị chiếm RAM. Trong Linux, RAM còn dư sẽ được sử dụng để lưu cache của các tiến trình trong máy chủ và nó sẽ tự giải phóng khi cần. RAM dùng nhiều thường sẽ giúp các tác vụ xử lý nhanh hơn.
Với khối lượng công việc mà RAM phải đảm nhận, đây có thể coi là thông số quan trọng hàng đầu đối với VPS.5, Disk (Ổ cứng)
HDD (Hard Disk Drive)
Đây là loại ổ đĩa thông dụng được sử dụng trên máy tính
SSD (Solid State Drive)
Đây là loại ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu nhưng tốc độ truy xuất nhanh hơn HDD 300 lần. Vì lý do đó VPS có SSD sẽ có giá đắt hơn so với loại ổ HDD.
Xem thêm: Bảng giá Cloud VPS và SSD Cloud VPS tại Nhân Hòa
7, IP (Internet Protocol)
Là số lượng các địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho bạn. Các dãy IP này sẽ được chọn ngẫu nhiên.
8, SWAP
Có thể hiểu đây là bộ nhớ ảo giúp lưu lại lịch sử các xử lý nếu bộ nhớ RAM bị đầy. SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.
Tuy nhiên, chỉ có các XEN VPS mới hỗ trợ thông số này.
9, Thời gian Uptime, Downtime
Thời gian uptime là thời gian server/máy chủ hoạt động liên tục, không bị “chết” hay downtime. Khoảng thời gian uptime từ 99,95 đến 99,9% được coi là có thể chấp nhận mua được.
Nhà cung cấp Nhân Hòa cam kết chất lượng VPS với thông số này lên tới 99,99%. Khi 1 trong các Server vật lý thuộc Server pool xảy ra sự cố, tất cả máy chủ ảo trên đó sẽ được tự động (HA) di chuyển đến 1 trong các server vật lý còn lại, không làm gián đoạn các máy chủ Cloud VPS do vậy hệ thống luôn được đảm bảo online, không bị mất dữ liệu do lỗi phần cứng gây ra.
Xem thêm: 5 Ưu điểm vượt trội của dịch vụ VPS trong nước so với quốc tế